Một mông 2 ghế, Tô khiến cả Bộ Chính trị kinh hồn bạt vía?

Sáng ngày 19/5, ông Bùi Văn Cường – Tổng Thư ký Quốc hội, cho biết, Hội nghị Trung ương 9 chưa giới thiệu nhân sự Bộ trưởng Bộ Công an, vì thế, Quốc hội kỳ này vẫn chưa phê chuẩn hay miễn nhiệm đối với chức danh này.

Thông báo này cũng đồng nghĩa với việc, ông Tô Lâm sẽ đồng thời kiêm nhiệm luôn cả 2 chức: Chủ tịch nước và Bộ trưởng Bộ Công an. Đây là điều chưa từng có tiền lệ. Quan trọng nhất, điều này sẽ làm đảo lộn trật tự nhà nước.

Theo Hiến pháp, Chủ tịch nước là cấp trên của Thủ tướng – người có thẩm quyền trình Quốc hội, đề nghị bãi nhiệm Thủ tướng. Nhưng về mặt Chính phủ, ông Tô Lâm lại là một Bộ trưởng cấp dưới của Thủ tướng. Thủ tướng có thể trình Quốc hội, đề nghị miễn nhiệm Bộ trưởng Tô Lâm.

Có nhà phân tích đặt ra tình huống trớ trêu, tại thời điểm Quốc hội không nhóm họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính phải trình Chủ tịch nước Tô Lâm, để bãi nhiệm Bộ trưởng Công an Tô Lâm.

Nhân sự cho vị trí Bộ trưởng Công an không thiếu, ít nhất, có đến 3 người có thể trám vào vị trí Bộ trưởng Bộ Công an ngay lập tức. Đó là các ông Phan Đình Trạc, Nguyễn Hòa Bình, Trần Cẩm Tú – cả 3 đều là uỷ viên Bộ Chính trị.

Với nhân sự hùng hậu như thế, mà lại để cho Tô Lâm kiêm nhiệm chức Bộ trưởng, điều này cho thấy, phe của Tổng Trọng không đủ khả năng cắt được quyền lực của Tô Lâm. Rất có thể, đây chính là điều mà Tô Lâm muốn.

Nếu xảy ra trường hợp, Tô Lâm nắm giữ luôn cả 2 chức vụ này, thì còn gây nguy hại hơn cho đối thủ của ông – điều này còn nguy hiểm hơn cho trường hợp Tô Lâm làm Chủ tịch nước, và để “đồ đệ” gốc Hưng Yên làm Bộ trưởng.

Uy và quyền của Tô Lâm tại Bộ Công an, tất nhiên, lớn hơn Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc rất nhiều. Thiếu vắng Tô Lâm, thế lực Trần Quốc Tỏ có thể sẽ trỗi dậy. Đáng nói là, khi Tô Lâm làm Chủ tịch nước, ông ta sẽ có chân trong Quân ủy Trung ương, với tư cách là Ủy viên Thường trực. Lúc này, quyền lực của Tô Lâm sẽ tăng lên gấp bội.

Tại Hội nghị Trung ương 9 vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng đã gia cố Ban Bí thư, cho thêm 4 người trở thành uỷ viên Bộ Chính trị. Kèm theo đó là nước cờ cao tay, kéo tướng Lương Cường về làm Thường trực Ban bí thư. Có Tướng Lương Cường chấn trụ, trước những đợt tấn công như vũ bão của Tô Lâm.

Có thể, Tô Lâm sẽ không tấn công Lương Cường, vì Công an không có thẩm quyền điều tra Quân đội. Nhưng với vai trò kiêm nhiệm, Tô Lâm hoàn toàn có thể tấn công vào bất cứ vị trí nào khác của Ban Bí thư.

Vì thế, 4 tân Uỷ viên Bộ Chính trị vừa mới được ông Trọng gia cố, có thể, sẽ là đối tượng để Tô Lâm công đánh phá.

Hiện nay, nhiều cây bút lớn trên facebook, dẫn ra cả tiền lệ và Hiến pháp, để phân tích trường hợp của Tô Lâm.

Tuy nhiên, trong trường hợp này mà lại viện dẫn tiền lệ và Hiến pháp, thì sẽ hạn chế khả năng phân tích. Thực chất, đấu đá thượng tầng chính trị hiện nay, không còn theo luật lệ nào nữa, mà cũng chẳng tuân thủ theo tiền lệ. Nếu biết theo luật, theo lệ, thì chính trường thượng tầng đã không hỗn loạn như hôm nay.

Với việc kiêm nhiệm 2 chức vụ quan trọng này, Tô Lâm sẽ có đủ năng lực để đánh phá, hạ bệ bất kỳ ai có khả năng cản trở con đường lên chức Tổng Bí thư.

Hiện nay, Ban Bí thư có đến 8 uỷ viên Bộ Chính trị. Bất kỳ ai trong Ban này cũng có thể trở thành đối tượng mà Tô Lâm đánh phá. Ai cũng có phốt, ai cũng rất nhạy bén với “mùi tiền”, nên ai cũng có thể trở thành đối tượng của Tô Lâm.

Chỉ với quyền lực Bộ trưởng Bộ Công an thôi, Tô Lâm còn đánh gục được 2 Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội, thì “bây giờ”. Bởi vì, với vai trò Chủ tịch nước, kiêm luôn Uỷ viên Ban Quân ủy Trung ương, sức mạnh của Tô Lâm đã nhân lên gấp bội. Có thể nói, tin Tô Lâm kiêm nhiệm Bộ trưởng Bộ Công an, sẽ khiến rất nhiều kẻ trong Bộ Chính trị phải kinh hồn bạt vía.

Sắp tới, sẽ có khối kẻ ăn không ngon ngủ không yên, kể cả Phạm Minh Chính.

 

Thái Hà-Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023