Chưa an tọa nhưng Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính đã „choảng nhau tơi bời“?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=gNUfSrA00Es

Khi quyền lực chênh lệch thì người ta có thể kết bè để bổ trợ cho nhau, khi đến đỉnh cao quyền lực thì kẻ mới nổi tách ra làm ăn riêng ấy là chuyện bình thường.

Bố trí vị trí tứ trụ đã ngã ngũ từ hội nghị trung ương 15 của khóa XII vào ngày 16 và ngày 17/1 vừa qua. Tuy nhiên để diễn cho trót đại hội XIII cũng diễn ra và ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục làm tổng bí thư. Còn 3 trụ còn lại thì dân biết cả rồi, nhưng đảng vẫn đợi đến kỳ họp quốc hội cuối cùng của khóa XIV thì chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội mới chính thức công bố.

Chuyện phân chia quyền lực trong ĐCS đã xảy ra thời gian dài trước đây mới đưa đến những kỳ họp để công bố. Chuyện bầu bán ở bên trong ĐCS và cả bên ngoài xã hội khi bầu đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân cũng vậy. Dân vẫn bỏ phiếu, nhưng kết quả luôn trùng khớp với danh sách được đảng chọn trước đó. Chính vì vậy nên người dân mới gọi nó là vở kịch.

Chuyện bầu cử ở nước tự do là chuyện rượt đuổi nghẹt thở như là trận chung kết túc cầu thế giới vậy. Khi chưa kiểm phiếu xong thì không biết ai chiến thắng, tuy nhiên bên trong ĐCS thì những lần bầu cử không bao giờ có sự hồi hộp như vậy. Bầu cử chỉ là hợp thức hóa những gì đảng đã chọn mà thôi.

Nếu người xem phim khó tính nhì thấy điều phi lí trong kịch bản của vở kịch hay một bộ phim, thì người quan sát khó tính họ cũng sẽ nhìn thấy những điều phi lí trong vở kịch bầu cử. Vì là vở kịch nên kịch bản thường có sai sót, đấy là điều cũng không khó nhận ra.

Được biết tại phiên họp thứ 54 ngày 15/3, phiên họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành phần lớn thời gian để bàn về công tác nhân sự khóa XIII của trung ương đảng. Nên nhớ, khóa XIII của trung ương đảng là khóa mới.

Hội Nghị Trung Ương 2 vẫn chưa chia xong?

Trong kì họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xem xét các ứng viên quốc hội khóa mới, tức ứng viên cho Quốc hội khóa XV. Được biết ngày 18/3, ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội ở khối Chính phủ.

Điều đáng nói là theo dự kiến ngày 5/4 ông Phạm Minh Chính mới là thủ tướng, nhưng mới ngày 18/3 ông Chính lại ứng cử đại biểu quốc hội đại diện cho chính phủ. Từ bây giờ cho tới ngày 5/4 ông Phạm Minh Chính vẫn là bí thư trung ương đảng – trưởng ban tổ chức trung ương. Ấy vậy mà ông Chính lại đại diện cho khối chính phủ khi mà ông còn là thành viên của khối ban bí thư. Đây là cách lắp ghép ngược ngạo, nó biến vở kịch bầu cử quốc hội thành vở kịch tồi.

Thành viên chính phủ gồm những ai?

Được biết ngay từ sáng 18/3, Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ 2 để thỏa thuận lập danh sách sơ bộ người của các cơ quan Trung ương ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV.

Danh sách những người được giới thiệu khối Chính phủ gồm 15 ứng viên, trong đó có:

  1. Ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương;
  2. Ông Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
  3. Ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội;
  4. Ông Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư
  5. Ông Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thượng tướng, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Quốc phòng;
  6. Ông Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn;
  7. Ông Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch;
  8. Ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Đại tướng, Bộ trưởng Công an;
  9. Ông Lê Thành Long Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Tư pháp;
  10. Ông Nguyễn Thanh Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Y tế;
  11. Ông Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao;
  12. Ông Hồ Đức Phớc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Tổng Kiểm toán Nhà nước;
  13. Ông Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao;
  14. Ông Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội;
  15. Bà Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Nội vụ.
Phạm Minh Chính, đứng đầu khối chính phủ

Như vậy khối chính phủ thiếu vắng Nguyễn Hòa Bình, nhân vật mà cả Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính đều cần. Tuy nhiên theo tin rò rỉ cách đây khoảng 20 ngày thì được biết, Phạm Minh Chính đã kéo được Nguyễn Hòa Bình về chính phủ để giao chức phó thủ tướng. Nếu đây là sự thật thì ghế này rất ngon, ông Nguyễn Hòa Bình chỉ còn cách ghế thủ tướng của ông Phạm Minh Chính một bước rất ngắn. Rất tiện chi con đường quan lộ.

Bên khối trung ương đảng ứng cử đại biểu quốc hội gồm có những ai?

Nếu đại diện cho khối đảng ủy trung ương ứng cử đại biểu quốc hội thì chắc chắn người đó sẽ là lãnh đạo ban ngành thuộc ban bí thư, còn nếu không có trong danh sách thì chưa chắc thuộc ban bí thư. Số thành viên ban bí thưnhiệm kỳ XIII này ứng cử đại biểu quốc hội gồm 11 người sau:

  1. Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư, Chủ tịch nước;
  2. Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư;
  3. Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương;
  4. Bà Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng;
  5. Ông Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương;
  6. Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận Trung ương;
  7. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương;
  8. Ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương;
  9. Ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương;
  10. Ông Lê Hoài Trung , Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, Thứ trưởng Ngoại giao;
  11. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Vẫn không thấy ông Nguyễn Hòa Bình trong danh sách đại diện cho đảng ủy trung ương. Nghĩa là cho đến hôm nay, vẫn chưa thể khẳng định là ông Nguyễn Hòa Bình sẽ thuộc về tay ông Nguyễn Phú Trọng hay về tay ông Phạm Minh Chính.

Nguyễn Hòa Bình có thể đầu quân cho ai?

Hiện nay ông Nguyễn Hòa Bình vẫn đang là đại diện duy nhất của khối tòa án ứng cử đại biểu quốc hội. Như vậy thì ông Nguyễn Hòa Bình lại ở lại vị trí cũ, ông không thuộc khối chính phủ và cũng chưa hẳn thuộc ban bí thư.

Chưa biết sau khi vào Quốc hội, ông Nguyễn Hòa Bình sẽ được đưa về cơ quan nào. Tuy nhiên nếu ông Nguyễn Hòa Bình vẫn ngồi ghế tòa án thì đây là một điều xưa nay hiếm. Ghế chánh án tòa an nhân dân tối cao là ghế dành cho ủy viên trung ương đảng chứ chưa ban giờ dành cho ủy viên Bộ Chính Trị.

Vào được Bộ Chính Trị là thăng chức, như vậy ngồi lại ghế chánh án thì điều này cũng có nghĩa là Nguyễn Hòa Bình đang ngồi chờ xếp ghế. Như vậy là từ khi sau đại hội XIII cho đến nay, ông Nguyễn Hòa Bình là con người lúc thì ông Nguyễn Phú Trọng chèo kéo, lúc thì Phạm Minh Chính chèo kéo. Tuy nhiên cho đến bây giờ vẫn chưa ngã ngũ.

Ban đầu ông Nguyễn Phú Trọng dự định đưa Nguyễn Hòa Bình vào ghế trưởng ban nội chính trung ương thay cho Phan Đình Trạc. Tuy nhiên một tháng sau, ông Phạm Minh Chính lại kéo ông Trương Hòa Bình về giao chức phó thủ tướng. Trong 2 chiếc ghế, ghế phó thủ tướng có cơ hội vào tứ trụ cao hơn ghế trưởng ban tổ chức trung ương.

Hiện nay quan việc giới thiệu ứng viên đại biểu quốc hội cho thấy, ông Nguyễn Hòa Bình chưa theo ông nào rõ ràng. Ông đang là con bài chiến lược mà đã háng nay, 2 nhân vật mạnh nhất chính trường đang giành lấy.

Nguyễn Hòa Bình nhân tố quyết định cán cân quyền lực

Hiẹn nay trừ Nguyễn Hòa Bình ra thì Phạm Minh Chính đang sở hữu 4 Ủy Viên Bộ Chính Trị trong chính phủ mới, kể cả ông. Trong khi đó, ông Nguyễn Phú Trọng đang sở hữu 6 ủy viên Bộ Chính Trị, kể cả ông. Số lượng ủy viên Bộ Chính Trị mỗi bên rất quan trọng, chính nó quyết định cán cân quyền lực nghiêng về ai, nghiêng về văn phòng trung ương đảng hay nghiêng về phủ thủ tướng.

Được biết, ban bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng chỉ có 11 cơ quan trực thuộc nhưng nó lại mạnh hơn chính phủ với 33 cơ quan trực thuộc là lí do tại sao? Lý do là số ủy viên bộ chính trị ở mỗi bên khác nhau. Số Ủy Viên Bộ Chính Trị của ban bí thư luôn nhiều hơn số ủy viên bộ chính trị bên chính phủ.

Phạm Minh Chính là thế lực đang lên, còn Nguyễn Phú Trọng là thế lực cũ muốn giữ thế độc tôn. Nếu Phạm Minh Chính giành được Nguyễn Hòa Bình về tay mình thì tỷ số giữa chính phủ và văn ban bí thư là 5-6, chính phủ không yếu hơn bao nhiêu so với ban bí thư. Tuy nhiên nếu để Nguyễn Hòa Bình gia nhập ban bí thư thì tỷ số là 4-7 nghiêng hẳn về phía ban bí thư.

Nếu chọn bên có lợi hơn, có tương lai hơn để đầu quân thì ắt ông Nguyễn Hòa Bình sẽ chọn chính phủ. Tuy nhiên trong tình thế 2 cũng giành thì có lẽ Nguyễn Hòa Bình ngồi lại ghế cũ một thời gian rồi quyết định, xem ai thực sự vượt trội thì chọn sau cũng chưa muộn. Nguyễn Hòa Bình sẽ chọn phe nào? Trọng, Chính hay trung dung? Hãy chờ xem, tháng sau sẽ có kết quả.

Ngọc Thảo – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Giáo Sư Nguyễn Đình Cống: ‘Nếu vào được Quốc Hội tôi sẽ không chịu bị biến thành nghị gật’

>>> Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tồn tại hay không tồn tại?

>>> Ai giúp Chu Ngọc Anh hạ Nguyễn Đức Chung?

Trọng, Chính giành nhau – Nguyễn Hòa Bình chưa chọn được chủ?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023