Câu chuyện mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất hãy để cơ quan chuyên môn tính toán.
Đây là một chuyên môn sâu, không phải chỗ chém gió của các cỡ chuyên gia thập toàn đại bổ.
Trong khi đó, đất quốc phòng lại là câu chuyện nóng bỏng.
Những gì xảy ra trên các mảnh đất quốc phòng, cứ nằm ngoài quyền quản lí lãnh thổ của chính quyền địa phương là một vi phạm nghiêm trọng pháp luật.
Sự lơi lỏng này đã hình thành những khu đô thị chen lấn cả đường hạ cất cánh hay tầm nhìn máy bay xung quanh Tân Sơn Nhất. Những đường Cộng Hoà, 3-2 trong chớp mắt doanh trại trổ tường thành phố sá cao tầng.
Không thiếu cơ sở pháp lý để chấn chỉnh thực tế nhếch nhác này của nhà nước.
Từ thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt quan điểm của ông rất rành mạch: quân đội, công an không làm kinh té, các doanh nhiệp của hai lực lượng này ohari đăng ký lại thành doanh nghiệp nhà nước. Đất quân đội cũng vậy là tài sản nhà nước thống nhất quản lý, mà quyền quản lý lãnh thổ là của chính quyền địa phương.
Chủ trương này không hiểu vì sao không được thực hiện tới nơi tới chốn, nửa đường, lại thấy nở rộ doanh nghiệp quân đội, đất quân đội nhiều chỗ đã được đem đi cải thiện cho quân đội, thành các khu đô thị phân lô, hợp tác xây dựng các phức hợp cao ốc mà lần hồi đều là tài sản của tư nhân.
Từ thực tiễn quản lý sử dụng đất quốc phòng, qua trường hợp sân bay Tân Sơn Nhất, Quốc hội cần có thảo luận và nghị quyết kiên quyết chỉnh sửa sai trái trong phân định và giao thẩm quyền quản lý, trong việc chuyên đổi mục đích sử dụng đất quốc phòng. Những vi phạm trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất truy cúu trách nhiệm, truy thu những khỉan chênh lệch, sử dụng nguồn thu này đưa vào ngân sách thực hiện mục tiêu trang bị hiện dại cho quân đội.
Quốc hội cần xác định trách nhiệm chỉ đạo chấn chỉnh sự nhếch nhác này.
Trách nhiệm cao nhất hiện nay theo luật định là Chủ tịch nước – tổng tư lệnh quân đội.
Người dân sống trong cảnh ùn tắc giao thông tại đường Trường Sơn khu vực Sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Ngọc Giang
Chánh Tâm