Một là, bị mạng xã hội phủ sóng rất rộng, hai là cơ chế quản lý và vận hành chưa tìm được lối đi phù hợp. Phản ứng trước các sự kiện nóng hổi mà xã hội quan tâm, thì thường là báo chí chính thống đi sau mạng xã hội.
Trong khi đó, mạng xã hội hay blog là của cá nhân, không có mạng lưới phóng viên, không có điều kiện kiểm chứng được những sự kiện xảy ra trên khắp đất nước và thế giới, vì hiện nay Việt Nam không có báo chí tư nhân.
Mạng xã hội lại được một số thế lực “chính trị đen” sử dụng để đấu đá nội bộ, ví dụ trước Đại hội 12, “họ” đã lập ra nhiều trang web, đặt server ở nước ngoài [1] , vu khống người này người nọ mà “họ” cho là bất lợi cho “họ”, trong đó có tôi. Cả trăm, cả nghìn người ở báo Thanh niên và Tập đoàn Thanh niên còn sống “sờ sờ” ra đó, mà họ bảo, tôi tước đoạt báo Thanh niên. Tôi vào báo Thanh niên, tay không làm nên sự nghiệp đến khi “họ” đẩy tôi ra khỏi nghề làm báo, lại tay không. Về Tập đoàn Thanh niên cũng vô vàn khó khăn không khác giai đoạn đầu của báo Thanh niên. Lúc đó, Nguyễn Quang Thông, nói trước cuộc họp ở báo Thanh niên là “họ” giỏi nghệ thuật “lắp ráp”. Họ đã dám đến tổng đài Mobiphone để lấy công khai lấy list các cuộc nói chuyện của tôi trong điện thoại. “Họ” dựng lại một “tài liệu giả” về thời gian ở tù của tôi, mà chính người lãnh đạo ngành an ninh cho tôi làm kỷ niệm. Tập hồ sơ giả đó lập nên đã vu cáo rất nhiều người hoạt động nội thành trong đó có cả anh Phạm Chánh Trực, Võ Như Lanh…. Mà tôi vẫn còn giữ. “Họ” đã dùng nghiệp vụ để hack tất cả tài liệu tôi lưu trong máy để đẩy lên mạng, làm cho nhiều người bán tín, bán nghi, đến nổi một trang mạng lề trái nhiều người đọc cũng khẳng định đây là một tài liệu đúng.
May thay, lúc đó rất nhiều trang mạng và blog khác hiểu chuyện của tôi đã kịp thời lên tiếng
Chỉ đến khi các trang mạng đó đụng đến hàng loạt lãnh đạo mà họ muốn “oánh”, hóa ra, tôi chỉ được dùng làm một cái “cớ” để đi vào các tiêu điểm khác.
Trở lại vấn đề làm sao để báo chí Nhà nước, và các trang mạng trở lại hoạt động hữu ích và bình thường, cung cấp tin tức khách quan cho người đọc, để làm sao không còn “đất sống” cho những trang mạng “đen” ngậm máu phun người ấy. Trách nhiệm của những người lãnh đạo quản lý và vận hành hệ thống truyền thông của nhà nước cũng cần tìm ra câu trả lời sớm.
Không thể nào những vụ như Đồng Tâm hay Formosa vừa qua cứ âm ĩ mà báo chí chính thống cứ lẽo đẽo theo sau, mà không giành thế chủ động để đưa được những thông tin chính xác, trung thực cho dân, mà chỉ có báo Nhà nước mới có điều kiện tiếp cận.
Phải mở rộng vùng cấm, trước hết cho báo chí Nhà nước như nhiều nhà lãnh đạo từng tuyên bố. Tôi xin giới thiệu lại hai bài báo, một bài đã đăng trên New York Times vào ngày 19.11.2014. Và một bài cùng một nội dung trả lời báo Một Thế giới đã được đăng lại trên Thanh Niên Online ngày 1.10.2014. Nội dung hai bài báo tiếng Anh và tiếng Việt khá trùng nhau về ý tưởng lẫn những lời đề nghị. Tôi nghĩ, đề tài này vẫn mang tính thời sự cho hôm nay.
http://thanhnien.vn/…/nha-bao-nguyen-cong-khe-noi-ve-nhung-…
https://www.nytimes.com/…/op…/a-free-press-for-vietnam.html…
Nguyễn Công Khế – nguyên TBT Báo Thanh Niên
[1] Trang Chân dung quyền lực đưa nhiều thông tin về nội bộ chính trường tại Việt Nam