Vì sao quan chức tự khen là vấn nạn chung ở Việt Nam?

Ngày 24/1, RFA Tiếng Việt có bài “Ông Nguyễn Công Khế ôm bằng khen “Chiến sĩ ti đua” tự ký: “chuyện thường ngày ở huyện”!”

RFA cho hay, sau khi ông Nguyễn Công Khế bị bắt vào giữa tháng 1/2024, mạng xã hội lan truyền bức ảnh ông cầm khung hình bằng khen “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 2014”, do Tổng Giám đốc Nguyễn Công Khế ký tặng. Nghĩa là, ông Khế tự ký tặng bằng khen cho chính mình.

RFA dẫn ý kiến của nhà báo Nguyễn Ngọc Già, phân tích:

“Nhiều năm làm việc ở Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, thì tôi thấy, người lao động nói chung người ta chỉ quan tâm tới món tiền thưởng, còn tờ giấy khen thì nó không có giá trị gì đâu. Thông thường, những người có chức vụ thì luật bất thành văn, mặc nhiên họ là những “Chiến sĩ thi đua” cho mỗi kỳ khen thưởng cuối năm. Nhưng khi nhìn bức ảnh Nguyễn Công Khế, thú thật là tôi bất ngờ, vì một người có thể nói là chức cao và tiếng tăm vang lừng cỡ ông Khế mà lại cần danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” sao?

Có lẽ ổng cần chứng minh rằng, ổng cũng lao động “thối móng tay” như nhiều quan chức Cộng sản khác, để khỏa lấp những khoản thu nhập khổng lồ hoặc những cơ ngơi to lớn. Hình ảnh ông Khế tự ký tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” cho chính mình, nó không thoát khỏi câu tục ngữ “mèo khen mèo dài đuôi”, rất lố bịch và sống sượng.”

Tuy nhiên, RFA dẫn quan điểm của một nhà quan sát ở Hà Nội cho rằng, cho rằng:

“Chuyện thủ trưởng cơ quan ký giấy khen hay bằng khen cho mình là chuyện thường xuyên ở Việt Nam, vì họ không muốn cấp phó ký giấy khen cho mình. Nhìn nó rất bôi bác.”

“Chuyện tự khen thưởng, chuyện tự tâng bốc mình là một vấn nạn ở Việt Nam từ trước đến nay, và nó trở thành trò cười cho thiên hạ.

Việc bức hình được lấy ra công khai sau nhiều năm nằm trong ngăn kéo của ai đó, cho thấy, đây là một sự trả thù; là ân đền oán trả với Khế.”

Theo RFA, chuyện tự khen này nhắc dư luận nhớ về câu chuyện tương tự với cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của tác giả Trần Dân Tiên, cũng chính là ông Hồ Chí Minh.

RFA dẫn lại lời khẳng định của cố Đại tá Bùi Tín:

“Điều này tôi biết từ khi còn ở trong nước. Năm 1990, khi kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông Hồ Chí Minh, thì chính Viện Sử học Việt Nam, chính báo Nhân dân, tờ báo của Đảng Cộng sản, nói rõ là, ông Hồ trong cuộc đời đã dùng đến hơn 30 bí danh khác nhau, trong đó có bí danh Trần Dân Tiên, và khẳng định rõ rằng, cuốn “Những mẩu chuyện về đời sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh” là do chính ông Hồ viết ra. Cái đó có phải là do ai bịa ra đâu, mà đã chính thức được chế độ Cộng sản ở Hà Nội công nhận cơ mà!”

RFA tiếp tục dẫn quan điểm của Facebooker Trường An, viết trên danh khoản cá nhân của mình rằng:

“Mấy hôm nay hình ảnh anh Khế ký giấy khen tặng anh Khế, tràn ngập cõi mạng. Lạ một điều là, giấy khen anh ký tặng cho mình năm 2014, hình ảnh anh nhận giấy khen chỉ được báo Thanh Niên chụp và lưu giữ. Thế mà mãi đến khi anh bị công an còng tay, thì hình ảnh ấy mới được tung ra sau gần chục năm ẩn mình trong computer tòa soạn.

Xem ra đồng nghiệp, đồng chí gì gì đó, thì đồng chí này cũng sẵn sàng tung chiêu hạ bệ nhau, khi đồng chí kia thất thế. Đưa hình ảnh ra trong lúc này là cú đá bồi chí mạng! Nó tố cáo người ký giấy khen mình là một nhân cách thối nát, trơ trẽn và vô liêm sỉ. Và, người đồng chí hay đồng nghiệp tung ảnh ra trong lúc này là cách đánh dưới thắt lưng hèn hạ. Nhân cách cũng vô sỉ không khác trên là mấy. Tại sao khi Nguyễn Công Khế còn tại vị, thì tấm hình ấy không được tung ra? Toàn một lũ cơ hội!”

RFA cũng nhắc lại trường hợp ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Hà Nội, khi kháng cáo vào tháng 7/2022, đã gửi gần 100 bằng khen, giấy khen, huân chương, bệnh án… để tòa làm căn cứ giảm nhẹ tội.

Xuân Hưng – thoibao.de

24.1.2024

Kasse animation 7.8.2023