Không thay đổi tư duy giáo dục, Việt Nam mãi là một quốc gia dựa trên lao động giá rẻ

Link Video: https://youtu.be/Si2s2VbzNVk

Ngày 13/2, RFA đã có một bài viết với tựa đề “Học sinh có cần vào đại học bằng mọi giá?”

Bài báo dẫn lời một một học sinh nêu câu hỏi: “Học đại học có cần thiết không, khi hiện nay có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học làm trái ngành nghề nhưng có thu nhập cao?”, trong một chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2023 được tổ chức tại trường THPT chuyên Hùng Vương ở Gia Lai.

RFA cho biết, trả lời câu hỏi này, PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng – Quyền Hiệu trưởng Trường đại học Nông Lâm TP.HCM – cho rằng, việc sinh viên ra trường thất nghiệp là chuyện bình thường. TS Phạm Tấn Hạ – Phó Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thì cho rằng, học đại học giúp sinh viên có nghề nghiệp, tương lai ổn định. Thạc sĩ Phùng Quán – Trường đại học Khoa học Tự nhiên xác nhận, thực tế có một số sinh viên học đại học ra trường làm trái nghề lại có lương cao, trong khi một số người lương rất thấp hoặc thậm chí thất nghiệp.

Thực tế, lao động Việt Nam trong tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đã kéo dài suốt mấy chục năm qua.

Trả lời RFA sáng 13/2, Giáo sư Nguyễn Đình Cống chỉ nói ngắn gọn: “Theo tôi thì học sinh hết lớp 12 nên đi học nghề”.

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng nêu quan điểm của ông với RFA:

“Không nhất thiết phải học đại học, bởi vì đối với tôi, cái quan trọng cho một học sinh vừa tốt nghiệp lớp 12 xong, là họ phải được tư vấn hướng dẫn, tư vấn để đi theo những ngành nào phù hợp với khả năng của họ. Nếu khả năng của học sinh đó chỉ đạt đến mức cao đẳng hoặc học nghề thì đừng vào đại học. Nếu phải bỏ ra một số tiền và đầu tư thời gian vào những năm đại học rồi cuối cùng ra không làm được gì hết thì phí phạm quá. Tôi thiên về hướng không nhất thiết phải học đại học bằng mọi giá, dù tôi dạy đại học.”

“Có tấm bằng đại học nhưng có kiếm được việc làm hay không là một chuyện khác. Hai sinh viên cùng tốt nghiệp một trường, cùng tốt nghiệp trình một trình độ nhưng một người gia đình cách mạng thì có đủ điều kiện chạy chọt ở những nơi béo bở. Vậy những người khác thì sao?

Theo tôi, nên hướng học sinh học những nghề mà xã hội đang cần. Chính phụ huynh phải thay đổi tư duy của mình. Ngoài ra, cần một xã hội trong sạch, công bằng.” Nhà giáo Phạm Minh Hoàng cho biết thêm.

Hình: “Học sinh có cần vào đại học bằng mọi giá?”

PGS Hoàng Dũng cho rằng, cái khó còn là về văn hóa chứ không phải thuần túy về tổ chức xã hội. Ông giải thích:

“Trong đầu óc của người Việt, nói cho đúng là trọng hư danh, cho nên cha mẹ muốn con mình có một bằng cấp nào đó mà ít người tự hào khi con mình làm thợ.

Tuy nhiên, có một số người lại có quan điểm khác, theo đó, mấu chốt của vấn đề là nằm ở bất bình đẳng về thu nhập và chất lượng đào tạo của ngành giáo dục. Nếu thu nhập của người lao động nghề cao, đủ để có một cuộc sống ổn định, đủ chăm lo cho gia đình, và nếu chất lượng đào tạo nghề đủ để bảo đảm một học viên học trường nghề xong có thể đi làm có thu nhập ngay, thì sẽ thu hút được học sinh chuyển sang học nghề.

Thực tế ở nông thôn ngày nay, tỷ lệ học sinh nghỉ học, học sinh không vào đại học khá cao. Rất nhiều thanh thiếu niên nông thôn nghỉ học giữa chừng để đi xuất khẩu lao động, kể cả đi di cư lậu, bởi vì họ thấy đó là con đường đổi đời.

Trước đây, người dân coi việc học, coi tấm bằng là cánh cửa để đổi đời, để thoát nghèo. Nhưng gần đây quan niệm này đã thay đổi ở một số vùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để đi xuất khẩu lao động, để ra nước ngoài, cho nên, việc vào đại học vẫn thu hút khá nhiều học sinh.

Tuy nhiên, chất lượng đào tạo ở Việt Nam quá tệ. Báo cáo Phân tích Ngành Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với UNESCO tại Việt Nam được công bố tại hội thảo tổ chức ngày 8/8/2022 cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ sinh viên thất nghiệp cao là do nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, do chất lượng đào tạo đại học của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Ngay trong những ngành rất hot hiện nay như công nghệ thông tin, doanh nghiệp vẫn không tuyển được nhân sự đạt yêu cầu. Các chuyên gia giáo dục từng cảnh báo về tình trạng chương trình giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng và cả trường nghề không sát với nhu cầu thực tế. Theo Diễn đàn kinh tế thế giới, Việt Nam đứng thứ 128/140 về kỹ năng của lao động khi ra trường và đứng thứ 115/140 về chất lượng dạy nghề.

Nếu Việt Nam không thay đổi chương trình dạy học cho phù hợp với xu thế phát triển chung, không thay đổi tư duy và triết lý giáo dục, vẫn đeo bám vào những quan điểm lạc hậu, trì trệ và nhồi sọ, thì không thể có được đội ngũ lao động vừa có tay nghề, vừa có kỹ năng. Và như vậy, Việt Nam mãi mãi là một quốc gia chỉ biết dựa trên lao động giá rẻ, không có sự đột phá. Sự bất bình đẳng về thu nhập do đó cũng sẽ gia tang và dẫn đến nhiều bất công xã hội khác.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> FLC tàn đời, Novaland cạn hơi, VinGroup ngộp thở, domino bao giờ đổ?

>>> “Lò đốt đô” VinFast đói củi, Vượng Vin khóa két, ngày tàn VinFast sắp đến?

>>> Sói quần thảo quanh nhà, nguy hiểm bủa vây gia đình cựu Chủ tịch Phúc

Nhà nước không đủ ngân sách, phải nhờ tư nhân mua lại ấn vàng “Hoàng Đế Chi Bảo”


Kasse animation 7.8.2023