25 thủy thủ Mỹ nhiễm Cúm Vũ hán sau chuyến thăm Đà Nẵng

https://www.youtube.com/watch?v=WxtLArqzdTQ

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc 3 thủy thủ trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt vừa được xác nhận dương tính với virus corona sau chuyến thăm Đà Nẵng hai tuần trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói “đang tìm hiểu thông tin này” và khẳng định chuyến thăm của hàng không mẫu hạm Mỹ “kết thúc tốt đẹp”.

Trước đó, hôm 24/3, quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ Thomas Modly trong cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc đã xác nhận với các phóng viên về trường hợp 3 thủy thủ trên tàu sân bay Theodore Roosevelt xét nghiệm dương tính với virus corona, theo VOA.

Tin cập nhật mới nhất từ Hải quân Mỹ cho hay họ vừa phát hiện thêm 25 thủy thủ dương tính với Cúm Vũ hán trên tàu USS Theodore Roosevelt khiến giới hữu trách buộc phải đưa hàng không mẫu hạm này cập cảng và xét nghiệm toàn bộ 5.000 thủy thủ trên tàu, truyền thông Mỹ loan tin ngày 27/3.
Dự kiến con số thủy thủ nhiễm bệnh có thể lên đến “hàng chục” người, theo lời một quan chức hải quân nói với CNN.
Chuyến cập cảng gần đây nhất của USS Theodore Roosevelt là ở cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, hai tuần trước khi hải quân Mỹ thông báo về 3 ca xác nhận nhiễm virus đầu tiên trên hàng không mẫu hạm này.
Bất chấp những nghi ngờ về mối liên hệ giữa sự kiện các thủy thủ nhiễm virus và chuyến thăm Việt Nam, Đô đốc Michael Gilday, chỉ huy các hoạt động hải quân Mỹ, nói rằng có rất nhiều máy bay bay đến và bay đi từ tàu Roosevelt, nên việc xác định nhiễm virus từ đâu là “rất khó khăn”.
Ông nói thêm rằng vào thời điểm diễn ra chuyến thăm của tàu Roosevelt vào đầu tháng 3, Việt Nam chỉ có 16 ca nhiễm virus ở miền Bắc, nơi cách xa cảng Đà Nẵng hàng trăm cây số.

Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh đón Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink.

Trang tin USNI của Học viện hải quân Hoa Kỳ loan tin này hôm 24-3 cho hay, 3 người có các triệu chứng sốt và đau cơ được đưa đi chữa trị tại một bệnh viện của Bộ Quốc phòng Mỹ ở Thái Bình Dương và những trường hợp tiếp xúc gần cũng bị cách ly.

Các viên chức của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội và quan chức của Đà Nẵng cũng có chuyến bay ra thăm hàng không mẫu hạm, khi con tàu này vẫn còn ở ngoài khơi của thành phố biển.
Hải quân vẫn đang điều tra bằng cách nào virus có thể bùng phát trên Theodore Roosevelt và vẫn chưa rõ liệu virus này đến từ đâu mặc dù tàu sân bay và một tàu hộ tống thăm cảng Đà Nẵng, Việt Nam 15 ngày trước.
Trong trường hợp của hàng không mẫu hạm, nó đã ở cảng lần cuối cách đây 15 ngày, nhưng tôi nghĩ sẽ rất khó để buộc những trường hợp dương tính này vào chuyến thăm cảng cụ thể đó.
Chúng tôi đã có những phi cơ bay đến và đi từ tàu và vì vậy chúng tôi không muốn nói đấy là chuyến thăm cảng đặc biệt đó,” Đô đốc Mike Gilday, tham mưu trưởng hải quân Mỹ nói với các phóng viên ở Lầu Năm Góc.
Ông Gilday cho biết thêm, hải quân đã thực hiện các kiểm tra y tế nâng cao khi con tàu có 5 ngàn thủy thủ đến giao lưu ở Đà Nẵng và trở về tàu.
Trước đó Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương (INDO-PACOM) của Hoa Kỳ hôm 27 tháng 2 đã đưa ra chính sách yêu cầu khoảng thời gian 14 ngày giữa các chuyến thăm cảng, để đảm bảo các tàu của Hải quân Hoa Kỳ sẽ không lây lan dịch bệnh quanh Thái Bình Dương.

Ảnh: các thủy thủ đang lên bờ hôm 5/3/2020 tại cảng Tiên sa Đà nẵng.

Đó là khoảng thời gian mà Đô đốc Phil Davidson, Tư lệnh INDO-PACOM cho phép Theodore Roosevelt tiến hành chuyến thăm cảng theo kế hoạch đến Đà Nẵng, điều quan trọng là Việt Nam chỉ cho phép một tàu chiến của mỗi quốc gia ghé thăm các cảng của mình mỗi năm.
Theo USNI, khi quyết định thăm cảng Việt Nam được đưa ra vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3, vào thời điểm đó Việt Nam chỉ có 16 trường hợp dương tính và những vụ này hầu hết ở phía bắc.
Tuy vậy, Tham mưu trưởng hải quân Mỹ nói quyết định đưa tàu vào bờ 2 tuần trước đó là một quyết định mạo hiểm và hải quân đã tiến hành thời gian cách ly 14 ngày cho những người trên tàu.
Chúng tôi vừa đạt ngày 15 ngày hôm nay”, ông Mike Gilday cho biết thêm.
Như chúng tôi đã loan tin, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt cùng tuần dương hạm Bunker Hill đến thăm thành phố Đà Nẵng từ ngày 5-3 đến ngày 9-3.
Khi đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng- ông Hồ Kỳ Minh và Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink đã ra đón đoàn.
Mặc dù dự kiến sẽ có “thêm một lượng lớn” các ca nhiễm bệnh sau khi toàn bộ thủy thủ trên tàu được xét nghiệm, nhưng một giới chức hải quân khác nói với CNN rằng “nhiều khả năng” Bộ Quốc phòng sẽ không công bố cụ thể con số thủy thủ nhiễm bệnh trên tàu Roosevelt, vì lo ngại các đối thủ như Trung Quốc, Triều Tiên có thể lợi dụng tình trạng “dễ tổn thương” của con tàu.

Trong một tuyên bố, Đô đốc Mike Gilday nói: “Chúng tôi tin rằng cách đối phó mạnh mẽ của chúng tôi sẽ giúp USS Theodore Roosevelt đương đầu với bất kỳ cuộc khủng hoảng nào trong khu vực”.
Trước đó cùng ngày, quyền Bộ trưởng Hải quân Thomas Modly cho biết có thêm “một vài” trường hợp nữa trên tàu, nhưng không đưa ra con số cụ thể.
Chúng tôi đang trong quá trình xét nghiệm 100% thủy thủ đoàn của con tàu nhằm đảm bảo không có bất kỳ sự lây lan nào”, CNN dẫn lời ông Modly nói với các nhà báo tại Lầu Năm Góc hôm 26/3.
Quan chức này cho biết thêm rằng tàu Roosevelt đang được đưa vào đảo Guam và “không ai trên tàu được phép đi đâu ra khỏi bến tàu khi tới đảo Guam”.
Tính đến sáng 26/3, đã có 280 ca nhiễm Cúm Vũ hán trong quân đội và gần 600 ca nhiễm trong Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, bao gồm lao động nhân sự, người thân và nhân viên hợp đồng. Theo ông Mody, có 133 người trong số này thuộc hải quân.

Chiều 26.3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã phản hồi câu hỏi đại diện truyền hình nước ngoài đặt ra liên quan 3 thủy thủ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt 2 tuần trước đến Việt Nam, hiện đang nhiễm Cúm Vũ hán.

Tại buổi họp báo trực tuyến đầu tiên của Bộ Ngoại giao chiều 26.3, đại diện kênh truyền hình Hồng Kông Phoenix TV đã đề cập đến việc 3 thủy thủ trên tàu sân USS Theodore Roosevelt đến thăm Đà Nẵng hơn 2 tuần trước đây, đã xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, và đặt câu hỏi: Có phải họ nhiễm Cúm Vũ hán khi đến Việt Nam không, và Việt Nam đã xác định những người tiếp xúc với các thủy thủ này chưa?
Trả lời câu hỏi trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Chúng tôi quan tâm và đang tìm hiểu thông tin này. Theo tôi được biết, phía Mỹ đã có phát biểu về việc này. Chuyến thăm của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đến Đà Nẵng từ ngày 5 – 9.3 đã kết thúc tốt đẹp. Thủy thủ đoàn đã thực hiện các hoạt động giao lưu theo kế hoạch”.
Hiện nay, Hải quân Mỹ có khoảng 100 tàu, 1/3 toàn lực lượng, đang ở trên các vùng biển trên toàn thế giới.
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt được triển khai từ Căn cứ Hải quân Coronado vào tháng 1 với hơn 6.000 người.
Hôm 25/3, Lầu Năm Góc xác nhận rằng Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã ra lệnh dừng tất cả các hoạt động của quân đội Mỹ ở nước ngoài trong 60 ngày, làm ảnh hưởng đến 90.000 hoạt động trên lịch trình. Tuy nhiên, lệnh này miễn trừ đối với các bệnh nhân như thủy thủ trên tàu Roosevelt và những tàu khác.

Cùng ngày 26/3, Bộ ngoại giao Việt Nam cũng lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh “tôn trọng chủ quyền” sau khi truyền thông nhà nước Trung Quốc thông tin về hai “trạm nghiên cứu” mới vừa được khánh thành tại Đá Chữ Thập và Đá Subi, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

(Hình ảnh Đá Su Bi do tổ chức Earthrise Media chụp hôm 20/5/2018 cho thấy Trung Quốc xây gần 400 tòa nhà, thao trường, các thiết bị radar và thậm chí cả các sân bóng rổ tại đây)
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không có các hành động gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình và ảnh hưởng tới hòa bình ở Biển Đông và khu vực”, báo Tiền Phong dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói tại cuộc họp báo trực tuyến hôm 26/3.
Trước đó, hôm 24/3, Tân Hoa Xã tường thuật lễ khánh thành hai “trạm nghiên cứu”, mà báo chí quốc tế gọi là các cơ sở quân sự mới, trên hai đảo đá ở Trường Sa.
Theo tờ báo nhà nước Trung Quốc, hai trạm nghiên cứu với các phòng thí nghiệm về sinh thái, địa chất và môi trường “có mục đích hỗ trợ các nhà khoa học điều tra thực địa, lấy mẫu và nghiên cứu khoa học trên quần đảo Nam Sa [Trường Sa]”.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu quốc tế cho rằng động thái mới nhất của Trung Quốc là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đang tranh thủ tình hình cả thế giới đang vật lộn với đại dịch Cúm Vũ hán để “lấn tới” trong quyết tâm xâm chiếm Biển Đông.
Một số người có thể nghĩ rằng đại dịch virus corona đang diễn ra sẽ khiến Bắc Kinh mất tập trung khỏi các điểm nóng hàng hải này, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại”, nhà nghiên cứu an ninh hàng hải Collin Koh nói với tờ Inquirer của Philippines.

Trung Nam từ Đà nẵng – Thoibao.de (Tổng hợp)

Kasse animation 7.8.2023