Từ lúc nhận chức cho đến nay, tuy thời gian ngắn nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo, hành động nhất quán, xuyên suốt với tinh thần tạo ra “Chính phủ kiến tạo” nhằm phục vụ nhân dân, ổn định nền kinh tế và thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài ra, thông điệp “Chính phủ kiến tạo” mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn tạo ra sự lay động trong cộng đồng doanh nghiệp, trở thành đòn bẩy định hình tương lai đất nước.
Đứng trước hàng loạt thách thức của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng còn nhiều yếu kém, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoạt động thiếu hiệu quả, tệ nạn tham nhũng, ngân sách thâm hụt, nhiều vấn đề bất cập về nợ công, môi trường đầu tư chưa hiệu quả, chưa tạo được ấn tượng trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, sự cố môi trường tại khu vực 4 tỉnh miền Trung khiến người dân lo lắng, .. Một trong những nhiệm vụ cấp bách được Thủ tướng xác định “cần làm ngay” là tái cấu trúc, tăng cường hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, giải quyết các sự cố môi trường, cải thiện môi trường đầu tư đồng thời tăng cường niềm tin cho doanh nghiệp và người dân. Đến thời điểm này hơn một năm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thể hiện là một nhà lãnh đạo thưc hiện đúng lời tuyên thệ của mình trước nhân dân vào ngày nhậm chức chính thức, có tư tưởng cải cách, gần gũi với nhân dân và thân thiện với doanh nghiệp. Nhiều biện pháp giải quyết các nút thắt của nền kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh đã được thực thi, dần dần tạo được lòng tin cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, ổn định lòng dân.
Tháo gỡ điểm tắc nghẽn kinh tế
Chính phủ mới của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra nhiều quyết định táo bạo nhằm tháo gỡ những khó khăn của nền kinh tế đang đối mặt trước những biến động thế giới; tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp tư nhân hoạt động; thực thi mạnh mẽ mô hình “Chính phủ kiến tạo” – tập trung hoàn thiện thể chế; cắt giảm rào cản, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; chuyển từ quản lý sang phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Tái cơ cấu, cải cách hệ thống ngân hàng
Nếu trong năm 2015, NHNN đã 5 cuộc sáp nhập giữa các ngân hàng trong nước, giảm số ngân hàng thương mại của Việt Nam từ 42 xuống còn 34. Ba ngân hàng phá sản về mặt kỹ thuật cũng được quốc hữu hóa. Thì trong nhiệm kỳ mới của Chính phủ, NHNN có kế hoạch tiếp tục sáp nhập các ngân hàng trong nước, đưa số lượng xuống còn 15 – 17 ngân hàng vào năm 2020.
Mặc dù một số chuyên gia kêu gọi Chính phủ sử dụng ngân sách nhà nước để giải cứu các ngân hàng gặp khó khăn, thì Chính phủ lại đưa ra một tuyên bố táo bạo: “Chính phủ sẽ xem xét “đóng cửa” một số ngân hàng yếu kém”. Hồi tháng 12/2016 Thủ tướng cũng cho biết, Chính phủ đang làm việc với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cùng một đối tác tư nhân Việt Nam về kế hoạch bán những ngân hàng đã bị quốc hữu hóa cho các nhà đầu tư.
Những biện pháp này sẽ phản ánh một sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy của Chính phủ đối với việc sở hữu và hoạt động của ngành ngân hàng, vốn được xem như ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Cải cách doanh nghiệp nhà nước
Các DNNN hoạt động thiếu hiệu quả, lỗ và tham nhũng là một thách thức không nhỏ đặt ra cho Chính phủ mới. Trước tình hình trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rốt ráo là đốc thúc cổ phần hóa các DNNN không thiết yếu, giảm dần vai trò của DNNN và đẩy mạnh vai trò của doanh nghiệp tư nhân. Nhiệm vụ của Chính phủ sẽ dần dần chuyển sang vai trò điều tiết nền kinh tế.
Thủ tướng đã thúc giục hoàn thành chương trình cải cách DNNN chuẩn bị kế hoạch cho giai đoạn 2016 –2020. Ngoài việc tìm cách đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, ông cũng nhấn mạnh về nhu cầu thoái vốn khỏi các doanh nghiệp không thiết yếu. Quá trình này sẽ không dễ dàng khi nó nhắm tới những doanh nghiệp, tổng công ty Nhà nước lớn nhất.
Chính phủ đã từng quyết định bán toàn bộ cổ phần của mình tại Habeco và Sabeco, hai công ty bia lớn được cổ phần hóa năm 2008, chiếm hơn 60% thị trường bia Việt Nam và bị Chính phủ nắm cổ phần chi phối. Để đẩy nhanh tiến độ thoái vốn, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương đưa Habeco và Sabeco lên niêm yết trên sàn chứng khoán càng sớm càng tốt và tiến hành thoái vốn thông qua đấu giá công khai một cách minh bạch. Đến tháng 12/2016, quá trình niêm yết của hai công ty này hoàn thành, và việc thoái vốn diễn ra vào năm 2017.
Nhờ những nỗ lực đó, cải cách DNNN của Việt Nam có khả năng tăng tốc. Chính phủ cũng đang tiến hành làm sạch bộ máy, nhằm vào các “nhóm lợi ích”. Chiến dịch này được kỳ vọng sẽ góp phần giảm sức ì chống lại các cải cách DNNN và khiến khu vực này trở nên minh bạch và hiệu quả hơn, đáp ứng mục tiêu kiến tạo, hành động như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cam kết.
Đối phó thâm hụt ngân sách
Thâm hụt ngân sách, lạm phát một nguy cơ lớn đối với sự ổn định kinh tế lâu dài của đất nước, Chính phủ mới của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngay từ sớm đã đưa ra một loạt biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng này.
Chính phủ yêu cầu siết chặt tổ chức hội nghị, cử cán bộ ra nước ngoài tham quan học tập, mua thiết bị văn phòng mới. Chính phủ cũng ban hành cơ bộ và chính quyền địa phương không được chi quá ngân sách được giao. Nhiều dự án hạ tầng lớn và không khả thi về mặt kinh tế, như xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận cũng được hoãn lại
Cải cách môi tường kinh doanh, kêu gọi đầu tư trong nước và quốc tế
Với mục tiêu xây dựng một Chính phủ liêm chính, nói không với tham nhũng, lấy sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân là thước đo hiệu quả, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các thành viên Chính phủ đã có những hành động quyết liệt trong việc đổi mới phương thức hoạt động theo hướng: “Chính phủ phục vụ chứ không phải Chính phủ hưởng thụ”, và nhiệm vụ quan trọng nhất của Chính phủ là ban hành cơ chế chính sách, pháp luật, đặc biệt là kịp thời tháo gỡ cơ chế, chính sách chưa phù hợp tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Trong cuộc đối thoại, ông đã lắng nghe những phản ánh cũng như đề xuất của các doanh nhân, và gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm phục vụ cộng đồng doanh nghiệp tốt hơn. Ông hứa sẽ duy trì các chính sách nhất quán và tạo ra một sân chơi bình đẳng, thuận lợi cho mọi doanh nghiệp. Một ngày trước đó, Thủ tướng đã ký một nghị quyết về những nhiệm vụ và giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Hai tuần sau đó, ngày 16/05/2016, Chính phủ đã chỉ đạo bằng văn bản về Kế hoạch phát triển doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020, đặt mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp trong giai đoạn này. Chỉ đạo cũng nhắm tới mục tiêu tăng cường tỷ lệ đóng góp của khu vực tư nhân lên 48–49% GDP và tỷ lệ tư nhân trong tổng vốn đầu tư xã hội lên 49%. Quan trọng hơn, nó đặt mục tiêu có 30–35% doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các hoạt động sáng tạo hàng năm.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các thành viên Chính phủ đã xác định tiêu chí “Chính phủ kiến tạo” làm kim chỉ nam cho nghị trình cải cách. Khẩu hiệu này đã được hiện thực hóa thành một số hành động cụ thể nhất định.
Chính phủ kiến tạo được thể hiện rõ hơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhắc nhở cấp dưới “Tết này không phải đến thăm Thủ tướng, các phó thủ tướng nữa”. Ông muốn có một Chính phủ thực sự liêm chính, một Chính phủ không tham nhũng từ chính những gói quà tết.
Trong thời gian gần đây, Thủ tướng đã thành công trong việc đàm phám với Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa Việt Nam lên tầm cao mới trong việc đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư kinh tế cho Việt Nam, đây là bước chuyển biến tích cực trước những thách thức của nền kinh tế thế giới.
Dù chỉ vận hành được một năm, nhưng Chính phủ mới do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bước đầu đưa kinh tế Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn, tạo tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư, tăng lòng tin cho nhân dân. Những cải cách này đang đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai, mang lại cho Chính phủ mới và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một nhiệm kỳ điều hành ấn tượng và hiệu quả. Việc chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày đi vào lòng dân khi mới đây đã có chỉ đạo xác đáng về việc mở rộng sân bay và hướng xử lý việc xây dựng hệ thống sân gold, biệt thự trong khu vực bay.
Từ những kết quả trên, một lần nữa xin khẳng định “Chính phủ kiến tạo” mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng tuyên bố trong lễ tuyên thệ nhậm chức là một thực tế không thể phủ nhận.
Thành Nam