Bắc Kinh muốn xây dựng cường quốc hải quân.

Trung Quốc đã xây dựng trong vòng mười năm 20.000 km tuyến đường ICE, và tới năm năm 2030 Trung Quốc muốn xây dựng một cường quốc hải quân, có thể cạnh tranh với Hoa Kỳ.

Với mẫu không hạm tự chế đầu tiên Bắc Kinh muốn gửi thông điệp: Chúng tôi muốn trở thành một cường quốc. Tầu chiến mới, phiên bản cải thiện bản sao của Nga từ thời Liên Xô, không phải là sản phẩm uy thế như trong trường hợp của  Anh hoặc Pháp.

Paris và London chỉ có thể có tối đa một hoặc hai trong số các đơn vị đắt tiền. Trung Quốc muốn nhiều hơn thế. Sự ra mắt đánh dấu sự khởii đầu một hạm đội mà cho đến nay chỉ có Hoa Kỳ sở hữu. Trung Quốc đã xây dựng trong vòng mười năm 20.000 km tuyến đường ICE, và tới năm năm 2030 Trung Quốc muốn xây dựng một cường quốc hải quân, có thể cạnh tranh với Hoa Kỳ. Với trọng tâm là các nhóm tầu chiến như của hải quan Mỹ. Được đề cập tới là 6 nhóm đôi khi là gấp đôi. Các tàu khu trục cần thiết, tàu chở dầu và tàu ngầm đang được thực hiện trên dây chuyền sản xuất.

Không có các hạm đội – không có sự thống trị

Bắc Kinh đã dành nhiều thời gian cho dự định này. Nó đòi hỏi nguồn tài chính, kiến thức và cần kết luận từ tranh luận nội bộ về việc liệu có đủ khả năng cho các công nghệ đắt tiền không. Và nó đã được quyết định.

Tại khu vục biển Hoàng Hải, một sân bay đào tạo phi công lớn đã đi vào hoạt động. Trên đường băng của nó là những phác thảo của các con tàu được dành cho quy trình đào tạo. Nó chỉ ra ràng trong tương lai các hạn đội của Trung Quốc sẽ tương đương với quy mô các hạm đội của Mỹ. Thậm chí có thể còn lớn hơn.

Mong muốn bắt kịp với Mỹ, đóng vai trò lớn trong dự định. Nhưng đó không phải là động cơ duy nhất. Lãnh đạo của Bắc Kinh đã không quên rằng tại sao150 năm trước người Châu Âu và Nhật Bản có thể chia nhau Trung Quốc. Mỗi bên đều có một hạm đội – Trung Quốc không sở hữu hạm đội nào, do lỗi của chính mình.

Trước đây, Trung Quốc đã từng sở hữu một hạm đội.

Trong thế kỷ 15 Trung Quốc đã sở hữu tầu có kích thước vượt xa các tầu của người châu Âu. Đô đốc Trịnh Hòa đi thuyền tới tận Kenya và Ai Cập. Trung Quốc đã có thể có một hải quân cường quốc thế giới và có thể chống lại sự truy nhập của các cường quốc thực dân.

Tuy nhiên Trung Quốc đã quyết định loại bỏ các hạm đội này. Điều này không nên được lặp lại. Đe dọa của Donald Trump về một cuộc chiến tranh ở Đông Á nếu Trung Quốc không làm theo các yêu cầu về vấn đề Bắc Triều Tiên, điều này đã củng cố dự định Bộ Chính trị Trung Quốc.
Nếu mọi việc suôn sẻ theo đúng kế hoạch của Bắc Kinh, thì vào năm 2030 sẽ có hai nước có thể chứng minh sức mạnh của nó tại mỗi bờ biển trên thế giới. Với công cụ quân sự trong tầm tay có thể đẩy mạnh bản năng dân tộc chủ nghĩa.

Trong một thế giới như vậy, Châu Âu sẽ ở đâu? Châu Âu sẽ phải cố gắng để chứng tỏ rằng: cũng có thể đến đích với chính sách ngoại giao và sức mạnh kinh tế .

Đặng Hà Ngọc Mai – Thời Báo.de (Theo báo chí Đức)

***

Phiên dịch Đức-Việt

Grünberger Straße 47

10245 Berlin

Germany

Telefon: +49 176 814 595 15

E-Mail: info@phien-dich-duc-viet.com

Internet: http://www.phien-dich-duc-viet.com 

Kasse animation 7.8.2023