Thủ Chính yêu cầu Tô Đại xử lý “sở hữu chéo” với ý đồ gì?

Hiện tượng sở hữu chéo đang rất phổ bíến tại Việt Nam, mục tiêu của sở hữu chéo chính là lũng đoạn thị trường.

Sở hữu chéo hiện nay không chỉ là mối lo cho nhà nước, mà còn là mối lo và ác cảm đối với doanh nghiệp và cả người dân. Sự lũng đoạn của các nhóm này đã biến các tổ chức và cá nhân nhà đầu tư trở thành nạn nhân.

Báo Người Lao Động ngày 3/5 đưa tin, “Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an tham gia xử lý sở hữu chéo ngân hàng”. Bản tin cho biết, tại Chỉ thị số 14/CT-TTg, ngày 2/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, xử lý dứt điểm vấn nạn sở hữu chéo. Theo đó, một trong những nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ đưa ra là, “phải giảm tiêu cực, lợi ích nhóm, sân sau”.

Giới phân tích cho rằng, nhiều năm qua, vấn nạn sở hữu chéo vẫn nhức nhối tại Việt Nam. Điều này làm gia tăng một số rủi ro, như tăng vốn ảo qua việc đi vay để đầu tư; góp vốn để sở hữu lẫn nhau, thông qua các công ty con. Ngoài ra, vấn nạn sở hữu chéo còn tạo ra một hệ lụy khác, đó là rủi ro thâu tóm, chi phối của nhóm cổ đông lớn và những người có liên quan.

Vụ việc xảy ra tại Ngân hàng SCB là một điển hình của tình trạng sở hữu chéo, khi có đến hơn 90% vốn cổ phần của Ngân hàng này thuộc sở hữu của nhóm bà Trương Mỹ Lan, khiến Ngân hàng này bị chi phối, gây thiệt hại cho cả thị trường tài chính và nền kinh tế, lên tới hàng chục tỷ USD.

Sự đổ vỡ của Ngân hàng SCB là một ví dụ về sự buông lỏng quản lý của nhà nước, tạo kẽ hở cho bà “trùm” Trương Mỹ Lan và đồng bọn lạm dụng vai trò sở hữu chéo để làm giàu bất chính, và lũng đoạn nền kinh tế.

Và kết quả, Chính phủ đã phải nỗ lực can thiệp để giải cứu Ngân hàng SCB, bằng cách bơm tới 24 tỷ USD để cứu trợ. Điều này gây ra những hậu quả rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam, trong bối cảnh các cuộc xung đột quốc tế đã và đang ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế toàn cầu.

Theo giới chuyên gia, SCB là một ngân hàng thương mại lớn. Ngoài việc để mất niềm tin, sự sụp đổ của Ngân hàng SCB rất có thể sẽ gây ảnh hưởng, khiến sự đổ vỡ lan truyền tới toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nhiều dấu hiệu cho thấy, có vẻ như, Chính phủ sẽ hụt hơi và không đủ khả năng để giải quyết việc khách hàng rút tiền ồ ạt tại nhiều ngân hàng cùng lúc.

Tình hình càng tồi tệ hơn, khi các ngân hàng đã phải giảm mạnh hoạt động cho vay, ảnh hưởng đến nền kinh tế, khi hàng loạt doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng. Lý do mà các ngân hàng đưa ra là, họ đã phải rất thận trọng trong việc cho vay, do chịu tác động tâm lý từ vụ lừa đảo quy mô lớn của Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB.

Đáng chú ý, hiện tượng sở hữu chéo chỉ xảy ra tại các doanh nghiệp lớn. Chỉ có những siêu đại gia mới đủ khả năng tận dụng “quyền lực ngầm” của họ, thâu tóm nguồn vốn từ ngân hàng mà họ sở hữu, để đầu tư vào các dự án bất động sản “siêu ảo diệu” của họ.

Nếu hiện tượng này không chấm dứt, nó sẽ trở thành một điều nguy hiểm cho đất nước.

Một tập đoàn kinh doanh bất động sản lớn thường sở hữu cổ phần trong một ngân hàng thương mại nào đó – đây chính là sở hữu chéo.

Câu hỏi đặt ra là: Ai mới thực sự là người chủ của các ngân hàng? và người nào thực sự chi phối định chế tài chính đó đến mức độ như thế nào thì khó có thể biết được.

Ở Việt Nam, việc sở hữu chéo giữa các ngân hàng và các công ty bất động sản, cùng tình trạng quản lý yếu kém và tham nhũng của các cơ quan nhà nước, lâu nay, đã trở thành cuộc khủng hoảng “cháy âm ỉ” trong ngành ngân hàng. Theo đó, hầu như, 100% các tập đoàn kinh doanh bất động sản nổi tiếng, đều dính tới sở hữu chéo, cứ kiểm tra sẽ thấy bung bét như thế nào.

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc yêu cầu Bộ Công an kiểm soát “sở hữu chéo”, có liên quan gì đến những ý kiến cho rằng, cách làm ăn của Minh “xoài” không khác gì bà Trương Mỹ Lan. Him Lam Group của Dương Công Minh, tức Minh “xoài”, cũng phát hành trái phiếu, cũng huy động vốn ồ ạt. Đồng thời, Tập đoàn này cũng vi phạm quy định về sở hữu chéo, cho vay, sân sau…

Xin nhắc lại, sở hữu chéo là hiện tượng các doanh nghiệp, các ngân hàng nắm giữ cổ phần tại các ngân hàng khác, để thao túng hoạt động cho vay tại các ngân hàng. Việc xử lý “sở hữu chéo” nhằm bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng và an ninh tài chính, tiền tệ an toàn hơn, là điều cần thiết./.

 

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023