Giới phân tích trong và ngoài nước luôn khẳng định, công cuộc “đốt lò” nhân danh chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, về bản chất là một cuộc thanh trừng phe nhóm, để loại bỏ các nhân vật cộm cán của các phe nhóm chính trị trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trước năm 2003, Đinh La Thăng chỉ là một cán bộ đoàn ở Tổng Công ty Sông Đà, song được sự nâng đỡ của Trần Đại Quang kẻ đứng đầu nhóm chính trị Hà – Nam – Ninh và Ba Dũng, họ Đinh lần lượt trải qua các vị trí “ho ra bạc, khạc ra tiền”, như Tập đoàn Dầu khí PVN, Bộ Giao thông Vận tải v.v… Sự giàu có nhờ vơ vét tài sản quốc gia của Đinh La Thăng và phương châm chính trị của Trần Đại Quang khi đó, được cho là, tham nhũng rồi dùng tiền để mua chức, theo một quy trình vòng xoáy trôn ốc, chức sau cao hơn chức trước.
Tới mức, tại Hội nghị Trung ương khóa 14 của Đại hội 11, Hội nghị Trung ương cuối để “chốt” nhân sự chủ chốt cho Đại hội 12, thời điểm đó, tin cho biết, Đinh La Thăng mang cả “bao” lớn với những phong bì dày cộp USD, để phát công khai cho các Trung ương ủy viên, để mua vé vào Bộ Chính trị khóa 12. Tổng Bí thư Trọng ghi thù và quyết diệt Đinh La Thăng cho bằng được, vì chuyện này.
Tuy nhiên, hành động tấn công trực diện vào Đinh La Thăng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, lại thể hiện sự thô bạo của một kẻ võ biền, và điều đó không những không thuyết phục được dư luận, mà còn khẳng định vững chắc hơn nhận định rằng, Tổng Trọng chống tham nhũng thì ít, mà chủ yếu là để loại bỏ kẻ thù.
Kể từ tháng 4/2019, sau “sự cố Kiên Giang”, Nguyễn Phú Trọng luôn được các cố vấn Trung Quốc theo sát và tham mưu, trong vỏ bọc là bác sĩ chăm sóc sức khỏe của Đảng bạn cử sang Hà Nội. Các cố vấn của “bạn” liên tục điều chỉnh các quyết định của ông Trọng cho phù hợp với tình hình cụ thể.
Theo nhà bình luận, Giáo sư Zachary Abuza, thuộc Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ có trụ sở tại Washington DC, trong bài viết mới nhất “Chuyện gì đằng sau vụ án tham nhũng mới nhất ở Hà Nội?” đã đưa ra một tiết lộ quan trọng. Đó là:
“Chiến dịch chống tham nhũng dường như không còn tập trung vào các quan chức cấp cao mà thay vào đó là người được bảo trợ, gia đình và đối tác làm ăn của họ.”
Điều vừa kể của Giáo sư Zachary Abuza giúp cho chúng ta có thể hiểu rõ, lý do tại sao, trong vụ án chuyến bay giải cứu, Bộ Công an đã truy tố Nguyễn Quang Linh – Trợ lý của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh; và trong vụ Việt Á đã truy tố Nguyễn Văn Trịnh – Trợ lý của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Từ đó loại bỏ hai phó thủ tướng này khỏi vũ đài chính trị.
Rồi sau đó, lấy lý do phải chịu trách nhiệm chính trị, do để hai phó thủ tướng cấp dưới là ông Minh và ông Đam phạm sai lầm, Tổng Trọng đã tạo sức ép, buộc cựu Thủ tướng, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phải từ chức.
Cách làm này không chỉ giúp ông Trọng một mũi tên trúng hai đích quan trọng: Vừa loại bỏ được hai nhân vật kỹ trị “Tây học” được đào tạo bài bản ở phương Tây là Minh và Đam; đồng thời loại được hai phó thủ tướng, là những người giúp việc đắc lực cho Thủ tướng Phạm Minh Chính. Nghĩa là, thực hiện được việc “chặt chân, chặt tay” Thủ tướng Chính, để tiến tới loại bỏ đối thủ chính trị này.
Vẫn cùng một chính sách thanh trừng đối thủ, thông qua việc tập trung đánh vào người được bảo trợ, hay đối tác làm ăn của họ, đó là lý do vì sao, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong thời gian gần đây, đã tập trung “xoáy sâu” vào nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn, một bị cáo đang bỏ trốn. Lâu nay, bà Nhàn vẫn được cho là có mối quan hệ trên mức tình cảm với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Nhất là vào thời điểm hiện nay, sau Hội nghị Trung ương 8, các cuộc đấu đá chính trị nội bộ của thượng tầng cấp cao rõ ràng đang diễn ra, khi cuộc chạy đua vào ghế Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như các vị trí quyền lực khác trong Đảng trước kỳ Đại hội Đảng lần thứ 14, được đánh giá đang có chiều hướng tăng tốc.
Câu chuyện ông Trọng muốn triệt hạ Thủ tướng Chính ra sao, mời quý bạn theo dõi ở phần tiếp theo của chúng tôi./.
Trà My – Thoibao.de