Tô Đại vừa thất thế, nhóm lợi ích của Tổng Trọng lập tức trỗi dậy phản đòn?

Chính trị đối với đảng CSVN, theo định nghĩa là việc giành và giữ quyền lực nhà nước. Ai nắm giữ quyền lực nhà nước lớn nhất, đồng nghĩa với việc sẽ thâu tóm các thế lực kinh tế, cũng như các nhóm lợi ích, theo tỷ lệ thuận.

Để thấy rằng, mục tiêu của các cuộc tranh giành đấu đá quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam cũng chỉ là thâu tóm quyền lực chính trị, kéo theo đó là quyền lợi về kinh tế. Người chiến thắng sẽ thu hoạch chiến quả từ sự thất bại của phe đối thủ.

Ngày 22/5, sau khi Tướng Tô Lâm chính thức nhậm chức Chủ tịch nước Việt Nam, theo giới quan sát, đây là một sự thất bại của ông Tô Lâm. Vì chức vụ mới này cao hơn, nhưng quyền lực đã giảm đi rõ rệt, kém xa quyền lực của Bộ trưởng Bộ Công an.

Ngay sau đó, ngày 23/5, báo Tuổi Trẻ đưa tin, “Cơ quan an ninh điều tra truy tìm ông Đặng Tất Thắng”. Bản tin cho biết, ngày 23/5, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã phát đi thông báo, họ đang kiểm tra, xác minh tin báo của Ngân hàng Sacombank, về dấu hiệu tội phạm của ông Đặng Tất Thắng, “lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Trước đó, ngày 2/4, Ngân hàng Sacombank đã có văn bản gửi Bộ Công an và các cơ quan chức năng, cũng như các cơ quan báo chí, về việc trang Facebook có tên “Thang Dang”, được cho là thuộc sở hữu của ông Đặng Tất Thắng – cựu Giám đốc điều hành hãng hàng không Bamboo Airways của Tập đoàn FLC, thuộc sở hữu của tỷ phú Trịnh Văn Quyết.

Theo đó, Sacombank tố cáo, trang Facebook này đã nhiều lần đăng thông tin bịa đặt, vu khống lãnh đạo Sacombank. Cụ thể, trang Facebook Thang Dang đăng tin, ông Dương Công Minh – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sacombank, bị cấm xuất cảnh vì tham gia rửa tiền cho bà Trương Mỹ Lan.

Tại thời điểm kể trên – đầu tháng 4/2024, bối cảnh cuộc chiến quyền lực trên thượng tầng lãnh đạo cấp cao Việt Nam đang diễn ra quyết liệt. Bộ trưởng Tô Lâm và lãnh đạo Bộ Công an đang ở thế thượng phong, đã tiến hành khởi tố, bắt giam hàng loạt các doanh nghiệp sân sau của các quan chức cao cấp hàng “Tứ trụ”, và bắt hàng loạt quan chức cấp tỉnh, như bí thư, chủ tịch các tỉnh.

Sau khi tin đồn Chủ tịch Sacombank Dương Công Minh bị cấm xuất cảnh bị tung ra, lập tức, đại gia Dương Công Minh và Ngân hàng Sacombank đã nhảy dựng lên. Họ gửi công văn cầu cứu một số cơ quan chức năng, để nhờ can thiệp. Tin đồn này đã gây thiệt hại không nhỏ cho Tập đoàn Him Lam và ông Dương Công Minh.

Giới kinh doanh tài chính ngân hàng đã so sánh Dương Công Minh với bà “trùm” Trương Mỹ Lan, và cho rằng, cách làm ăn của Minh “xoài” không khác gì bà Lan. Him Lam Group của Dương Công Minh cũng phát hành trái phiếu, cũng huy động vốn ồ ạt. Đồng thời, cũng vi phạm quy định về sở hữu chéo, cho vay, là sân sau của doanh nghiệp…

Trước hiện tượng sở hữu chéo để làm ăn bất chính và lũng đoạn thị trường, đang rất phổ biến tại Việt Nam, ngày 3/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ Công an tham gia xử lý sở hữu chéo ngân hàng, với chủ trương của Chính phủ đưa ra là, “phải giảm tiêu cực, lợi ích nhóm, sân sau”.

Sau khi ông Tô Lâm không còn quyền lực ở Bộ Công an, và Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ được giao nhiệm vụ “điều hành” Bộ này, ngay từ ngày đầu, phe ông Tỏ đã có những động thái bảo vệ cho Dương Công Minh và nhóm lợi ích của Quân đội. Đây là những biểu hiện hết sức bất bình thường.

Công cuộc “đốt lò” hay cuộc chiến chống tham nhũng của Tổng Trọng, được đánh giá là một bản sao của chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi”, do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng sau khi lên nắm quyền, kể từ năm 2012 ở Trung Quốc.

Giới quan sát và công luận từ lâu đã đánh giá rằng, công cuộc “đốt lò” do Tổng Trọng khởi xướng từ sau Đại hội 12, chống tham nhũng thì ít, mà chủ yếu là được sử dụng làm vũ khí, để loại bỏ các đối thủ chính trị và các nhân vật không ăn cánh, để tiến tới độc chiếm quyền lực trong đảng.

Chiến thắng của Tổng Trọng trước Tô Lâm, đã cứu Dương Công Minh và Tập đoàn Him lam – một sân sau của các tướng lĩnh quân đội, đang tại chức cũng như đã nghỉ hưu. Đây là vụ án mà ông Tô Lâm quyết làm đến cùng, để đưa những kẻ tội phạm như Trương Mỹ Lan, Dương Công Minh, Lê Thanh Hải… ra đứng trước vành móng ngựa.

Điều này có liên quan gì đến chủ trương cách đây chưa lâu, khi Đại tướng Tô Lâm muốn lật lại hàng loạt các hồ sơ, có sự bao che, bỏ lọt tội phạm của Tổng Trọng. Nhờ đó, một số trùm tham nhũng cũng như đại diện của các nhóm lợi ích “cộm cán” thoát nạn/.

 

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023