Việt Nam có chống được tham nhũng?

Link Video: https://youtu.be/BBxxiwXd8Do

Ngày 20/10, báo Thanh Niên có bài “Phòng, chống tham nhũng năm 2023: 54 người bị xử lý vì kê khai tài sản không trung thực”.

Thanh Niên cho biết, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong vừa thay mặt Chính phủ gửi tới Quốc hội báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023.

Trong báo cáo, ông Đoàn Hồng Phong cho hay, việc kê khai tài sản, thu nhập cuối năm 2022 đã được triển khai nghiêm túc. Có 54 người bị xử lý do không trung thực trong việc kê khai tài sản, thu nhập và giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm. Các hình thức xử lý gồm: xóa tên khỏi danh sách ứng cử; kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo; kỷ luật bằng hình thức cách chức…

Theo Thanh Niên, công an đã thụ lý điều tra hơn 1.000 vụ án, gần 3.000 bị can, phạm tội về tham nhũng, với tổng số tài sản thiệt hại trong các vụ án đang thụ lý, điều tra, vào khoảng 2.300 tỷ đồng, hơn 100.000 m2 đất…

Tuy nhiên, Thanh Niên dẫn lời ông Đoàn Hồng Phong cho biết, tài sản tham nhũng thu hồi được là 20.405 tỉ đồng, chỉ đạt hơn 41% trên tổng số có điều kiện thi hành là hơn 49.631 tỉ đồng, trong khi, tổng số phải thi hành hơn 97.261 tỉ đồng.

Quả thật, những số liệu và khái niệm của chính quyền Cộng sản cực kỳ lằng nhằng, khó hiểu, như khái niệm “số có điều kiện thi hành” không rõ mang nội hàm gì. Hiểu đơn giản, tài sản bị tham nhũng, sau khi khởi tố vụ án thì cơ quan công quyền tiến hành thu hồi, lúc đó xác định được là thu hồi được bao nhiêu, chiếm tỷ lệ bao nhiêu so với số tiền đã tham nhũng, từ đó suy ra thất thoát bao nhiêu.

Phải chăng, việc đưa thêm khái niệm “số có điều kiện thi hành” và tính tỷ lệ tiền thu hồi trên “số có điều kiện thi hành”, là một cách đánh tráo khái niệm, là giảm nhẹ tính chất sự việc. Bởi nếu tính tổng số hơn 20 nghìn tỷ thu hồi được, so sánh với tổng số phải thi hành là hơn 79 nghìn tỷ đồng, thì chỉ chưa tới 21%, chỉ gần bằng một nửa so với cách tính gian lận của Tổng Thanh tra Chính phủ là 41%.

Hình: Bài trên báo Thanh Niên

Thanh Niên dẫn lời ông Phong nhấn mạnh, việc điều tra, truy tố, xét xử vắng mặt những đối tượng bỏ trốn; mở đường để xử lý nhiều đối tượng bỏ trốn ở một số vụ án khác; là cơ sở để dẫn độ tội phạm đã được tòa án kết tội; là hồi chuông cảnh tỉnh, răn đe, cơ sở để nghiên cứu, ban hành án lệ, áp dụng thống nhất trên cả nước.

Tuy nhiên, trên thực tế, dù tòa án đã kết án bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC, đồng thời cũng biết luôn nơi bà cư trú, vậy mà họ đâu có dẫn độ được bà về Việt Nam quy án.

Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong tiếp tục ba hoa rằng, giống như thế giới, Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thực tế, tại các nước dân chủ, tuy vẫn có tham nhũng nhưng chỉ là tỷ lệ rất nhỏ và sẽ bị phát hiện nhanh chóng. Bởi quanh họ luôn có người theo dõi, giám sát. Những người theo dõi, giám sát các dân biểu, quan chức, có thể là người dân bình thường, hoặc là nhà báo, hoặc là các tổ chức phi chính phủ, đặc biệt là thành viên của các đảng phái đối lập với đảng cầm quyền. Như vậy, gần như là cả xã hội theo dõi các hoạt động của quan chức, nên họ khó lòng mà tham nhũng. Cho nên, việc chống tham nhũng trên thế giới không có “đối mặt với nhiều thách thức” như Việt Nam.

Còn ở Việt Nam, nếu có người dân hoặc nhà báo, hoặc tổ chức phi chính phủ nào đó dám lên tiếng về sai phạm của quan chức, thì ngay lập tức bị công an “hô biến” thành “phản động”, nhẹ thì bị sách nhiễu tại nơi ở và nơi làm việc, nặng thì tống vào tù. Vậy làm sao có thể chống tham nhũng?

Hoàng Anh

>>> Doanh thu phim Đất rừng phương Nam sụt giảm mạnh, khó có thể đạt kỷ lục

>>> Giá cổ phiếu VinFast từ trên trời rơi xuống vực

>>> Vì sao Tổng Trọng thất bại tại Hội nghị Trung ương 8?

>>> Tập Cận Bình lên giọng dạy dỗ Việt Nam “chớ quên cội nguồn tình hữu nghị

Vì sao có sự phân biệt đối xử giữa Ngọc Trinh và anh em Cơ – Nghiệp

Kasse animation 7.8.2023