Nguyễn Phú Trọng thách thức những gì với phần còn lại của đảng?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=GlAenM_nCaU

Để một ông già bệnh hoạn đầy mình, sức khẻo yếu kém và tuổi đã gần 80 ở lại chiếc ghế quyền lực cao nhất trong đảng thì điều đó cho thấy cả ĐCS đã bất lực trước ông Nguyễn Phú Trọng. 5,1 triệu đảng viên chẳng thể làm gì ông Trọng, gần 1600 đại biểu dự đại hội 13 vẫn không làm gì được, 200 ủy viên trung ương đảng cũng không làm gì được, và 18 ủy viên bộ chính trị cũng chẳng ai làm gì được ông.

Trong ĐCS có nhiều nhóm lợi ích họ chia theo vùng miền hoặc theo mối quan hệ lợi ích kiểu cộng sinh, kết quả chia chác trong đại hội 13 làm khu vực nam bộ thất bại ê chề nhưng các thế lực ở khu vực này không làm gì được ông ta. Nói chung, ông Nguyễn Phú Trọng thách thức tất cả mặc dù ông đã già đến 77 tuổi.

Kì đại hội 13 có nhiều nhân vật trẻ được giới thiệu, và nhiều nhân vật già chỉ mới ngoài 65 cũng phải rụng nhưng tuyệt nhiên không ai loại được ông già 77 tuổi.

Việc công khai xé điều lệ đảng tạo suất đặc biệt cho chính mình thì ông Nguyễn Phú Trọng đã thách thức tất cả. Ông Trọng không những thách thức toàn dân mà thách thức luôn phần còn lại của ĐCS. Thực chất ĐCS luôn giương cao khẩu hiệu “tập thể lãnh đạo cá nhân quản lý” nhưng đó chỉ là khẩu hiệu sáo rỗng. Tập thể gần 1600 đại biểu tham dự đại hội 13 bất lực để ông Trọng tự biên tự diễn “suất đặc biệt” mà không làm gì được. Việc đề ra “suất đặc biệt” nó tự tố cáo rằng, không có tập thể lãnh đạo nào cả mà là cá nhân thao túng.

Nguyễn Phú trọng là con người bảo thủ. Ông luôn muốn dẫn dắt đất nước đi theo con đường mà ông hay nói là “Bác Hồ đã chọn”. Cho tới bây giờ, mọi đề xuất cải cách dù chỉ là cảit cách hạn chế điều bị ông Trọng từ chối, mà đỉnh điểm là lúc kêu gọi sửa đổi Hiến Pháp 2013, ông đã răn đe toàn dân khi có nhiều ý kiến đòi bỏ điều 4 Hiến pháp.

Nguyễn Phú Trọng thách thức toàn đảng

Toàn đảng bất lực trước ông già 77 tuổi

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 vừa kết thúc. Sự kiện đánh dấu sự thành công vang dội của một ông già 77 tuổi và qua đó cũng cho thấy sự thất bại của phần còn lại trọng ĐCS. Với bao nhiêu con người như vậy mà tại sao để một ông già tự tung tự tác phá bỏ rất nhiều quy định trong điều lệ đảng? Điều đáng nói là con người đang chễm chệ trên đỉnh cao quyền lực ấy chẳng phải là nhân tố cải cách mà là một con người rất bảo thủ.

Thông thường những con người cải cách mới được lòng số đông, còn con người bảo thủ không thể được lòng số đông được. Cho nên những ai theo trường phái cải cách mà tiến lên đỉnh cao quyền lực thì phần nào cho thấy, đảng đó không bị cá  nhân thao túng. Trong trường hợp này, ĐCS đã bị ông Nguyễn Phú Trọng thao túng là điều khó mà phủ nhận được.

Đòi hỏi ĐCS Việt Nam cải cách thể chế chính trị là điều không tưởng, dù cho đó là thời ông nào nắm quyền đi nữa. Tuy nhiên nếu cải cách cơ chế vận hành để bộ máy quản lý nhà nước tinh gọn hơn là hoàn toàn có thể. Với đòi hỏi cải cách nhỏ như vậy thì ĐCS cũng không thể nào thực hiện, ít nhất là dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng.

Đã một phần ba thế kỷ thực hiện chủ trương đổi mới, từ đó gợi ý cách tiếp cận cho việc giải quyết mâu thuẫn cơ bản về ý thức hệ cơ bản giữa phát triển kinh tế theo kiểu tư bản chủ nghĩa và sự kiểm soát toàn diện của đảng đối với xã hội và người dân. Đó là giải pháp chính sách cho mối quan hệ tăng trưởng kinh tế gắn với cải cách cơ chế vận hành trên quan điểm công nhận quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường. Tuy nhiên với con người nắm quyền là ông Nguyễn Phú Trọng thì cho đến bây giờ, việc cải cách đã bị nghẽn. Với một ban cố vấn nhiều người có học hàm và học vị cao nhưng ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn chưa cải cách được gì, bởi vì bên trên chính phủ là ông tổng bí thư kiêm chủ tịch nước là con người bảo thủ. Ông Nguyễn Phú Trọng đã thách thức cả bộ máy nhà nước như thế.

Dù có tổ tư vấn kinh tế ông Nguyễn Xuân Phúc cũng chẳng cải cách được gì

Đã bảo thủ giờ vẫn nối tiếp bảo thủ, Nguyễn Phú Trọng bất chấp tất cả

Đường lối đổi mới, bắt đầu từ Đại hội 6 năm 1986, được khẳng định tiếp tục tại Đại hội 13 với hai trụ cột là “cải cách” và “mở cửa”. Tuy nhiên thực tế cho thấy đó chỉ là những lời nói sáo rỗng. Hô hào đổi mới nhưng để một con người bảo thủ nắm quyền lực cao nhất trong đảng nắm quyền đến 3 nhiệm kỳ và đảng lại bất lực trong vấn đề truất phế ông ta để đưa nhân tố mới lên là điều đáng buồn. ĐCS đã bị một con người cổ hũ thao túng, và ĐCS hiện giờ như gà mắc tóc không biết cách nào để gỡ rối.

Từ thời ông Nguyễn Văn Linh đến giờ thì Đảng vẫn kiên định duy trì chế độ đảng toàn trị và khước từ việc cải cách chuyển đổi nền kinh tế sang hoàn toàn thị trường. Đảng cứ giữ nguyên trạng thái cải cách nửa vời và cố giải thích bằng cụm từ mơ hồ rằng, đó là nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Sau khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ năm 1989, Việt Nam nhanh chóng thay đổi sang chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ với các quốc gia không phân biệt chế độ chính trị. Nỗ lực “thay đổi chính mình” thực ra chỉ như là con tắc kè hoa đổi màu. Tới thập niên thứ 3 của thế kỷ 21 rồi mà về thể chế chính trị Việt Nam vẫn thế, thể chế kinh tế vẫn thế. Nhân tố mới trong Bộ Chính Trị không thấy đâu, mà nhân tố già thì vẫn cứ tiếp tục cai trị bất chấp việc ngồi lì ở ghế quyền lực ấy là vi phạm điều lệ đảng nghiêm trọng.

Chính sách thực dụng trong đối ngoại với mục tiêu chủ yếu là hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên ĐCS vẫn còn duy trì thể chế kinh tế không giống ai thì sự hội nhập ấy cũng hạn chế. Cho đến nay các lãnh đạo ĐCS vẫn đi khắp thế giới năn nỉ các cường quốc lớn mà đặc biệt là Mỹ thừa nhận Việt Nam như là một “nền kinh tế thị trường” đúng nghĩa. Tuy nhiên đến giờ, ĐCS vẫn không thuyết phục được Mỹ thừa nhận điều này.

Việc duy trì sự bảo thủ dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng đã làm Việt Nam bỏ lỡ nhiều cơ hội khiến kinh tế Việt Nam tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng dẫn đến tình trạng “tụt hậu” so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là cải cách chậm chạp, thể chế hoá đường lối của Đảng mang nặng tính pháp trị và không phù hợp với chuyển đổi sang kinh tế thị trường do bị “níu kéo” bởi ý thức hệ xã hội chủ nghĩa giáo điều. Tránh sụp đổ như các nước XHCN ở Đông Âu. Mỗi khi động lực thị trường được khuyến khích thì tiềm năng được khai thác để tăng trưởng kinh tế và, ngược lại, mỗi khi ý thức hệ trỗi dậy giáo điều thì kinh tế trầm lắng, thậm chí rơi vào khủng hoảng. Tình trạng “bất ổn thể chế và kinh tế vĩ ” trong thập kỷ trước do chính sách điều hành kinh tế dựa vào việc hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước đã để lại hậu quả nặng nề và kéo dài.

Nguyễn Phú Trọng một con người chỉ biết đến chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã khước từ cơ hội đổi mới toàn diện cho đất nước.

Khóa trung ương đảng nào Việt Nam cũng đề nghị Mỹ công nhận “nền kinh tế thị trường”, nhưng đều thất bại

Chính phủ kiến tạo thất bại là do ai?

Trong nhiệm kỳ Đại hội đảng khoá 12, ĐCS cũng cho tuyên truyền là họ đã thay đổi mang tính “đột phá” khi  mà ông Nguyễn Xuan Phúc hô hào việc xây dựng “Chính phủ kiến tạo”, tuy nhiên qua 5 năm thực hiện thì cái gọi là “chính phủ kiến tạo” của ông Nguyễn Xuân Phúc cũng chẳng khác gì chính phủ thời ông Nguyễn Tấn Dũng cả.

Chủ trương “tiếp tục đổi mới” vẫn được khẳng định trong các Văn kiện Đại hội 13 là điều đáng chú ý với các mục tiêu tăng trưởng GDP cao trong kế hoạch 5 năm (2021-2026) và trong các chiến lược trung và dài hạn. Tăng trưởng kinh tế cao là sự cần thiết đảm bảo tính chính danh của đảng, đồng thời cũng tạo sức ép lớn đối với chính quyền. Tuy nhiên, tham vọng này khó mà thực hiện khi mà ông Nguyễn Phú Trọng vẫn còn đó. Cửa mở tốt nhất cho cải cách thể chế kinh tế là phải chấp nhận cải cách chính trị. Nếu đặt điều kiện cải cách chính trị lúc này với ông Nguyễn Phú Trọng liệu rằng ai dám?

Hiện nay, với bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh và phức tạp tạo ra các yếu tố bên ngoài tác động mạnh đến dòng vốn đầu tư và thương mại, vốn là “trụ cột” quan trọng cho tăng trưởng như phân tích ở trên, theo hướng không bền vững và ngày càng chứa đựng tính chất cạnh tranh thể chế. Đại dịch COVID-19 tiếp tục gây ra khủng khoảng kinh tế, toàn cầu hoá ngừng trệ khi chuỗi cung ứng, giao thương bị gián đoạn, quá trình dân chủ suy giảm, nguy cơ “chiến tranh lạnh” mới khi Trung Quốc trỗi dậy hung hăng, chuyên chế, vấn đề địa chính trị… những quan ngại và nỗi lo sợ thay đổi đã tạo cơ hội cho các loại chủ nghĩa như dân tuý, dân tộc… đang nổi lên.

Với những khó khăn như thế, liệu rằng chính phủ của ông Phạm Minh Chính có thể làm được gì khi mà ở trên cao, nơi mà ra chủ trương cho chính phủ hành động vẫn là con người bảo thủ Nguyễn Phú Trọng. Có thể nói, dù ông Phạm Minh Chính có cựa quạy cỡ nào thì kết quả cũng khó mà khả quan được.

Nguyễn Phú trọng, kẻ thù của đổi mới

Kỳ vọng gì ở con người bảo thủ như ông Nguyễn Phú Trọng?

Căn bệnh chủ quan duy ý chí là bản chất của ĐCS. Thực tế cho thấy rằng, việc duy trì bộ máy đặc quyền đặc lợi mà thiếu cơ chế giải trình minh bạch. Quyền lực đảng tập trung cao độ vào tay một mình ông Nguyễn Phú Trọng sẽ khuyến khích cách tiếp cận “từ trên xuống” mang tính chất can thiệp thô bạo có tính chất mệnh lệnh. Điều đáng nói là mệnh lệnh đó được phát ra từ con người không có chút gì về chuyên môn kinh tế như ông Nguyễn Phú Trọng.

Thực tế là xoá bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thôi vẫn chưa đủ, điều kiện đủ là phải xóa bảo cái đuôi “định hướng XHCN” trong cái thể chế kinh tế mơ hồ “kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Sân chơi toàn cầu chẳng có nền kinh tế nào là “kinh tế thị trường định hướng XHCN” cả. Trong khi cả thế giới người ta chỉ theo kinh tế thị trường, liệu rằng sự lạc lõng của Việt Nam nhưn thế ông Nguyễn Phú Trọng có nhận ra hay không?!

Một trong những giải pháp chính sách hướng tới giải quyết mâu thuẫn cơ bản nêu trên là gắn tăng trưởng kinh tế với cải cách thể chế chính trị trên quan điểm công nhận quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường cũng chính là quá trình chuyển đổi dân chủ. Đó là đường hướng cần thiết cho đất nước mà rất nhiều người dân đã nhìn thấy, tuy nhiên với ông Trọng thì ông ta có nhìn ra hay không là chuyện khác. Đem những định kiến bảo thủ ra khỏi đầu một ông già 77 tuổi đang năm trong tay quyền lực tuyệt đối thì có thể nói, đó là điều không tưởng.

Không ai có thể mang những định kiến bảo thủ ra khỏi đầu ông Nguyễn Phú Trọng được

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Ai sẽ là người gánh trọng trách „hất“ Nguyễn Phú Trọng, vực dậy thế lực miền nam?

>>>  ‘Hoàng hôn nhiệm kỳ’ – Nguyễn Xuân Phúc có buông bỏ?

>>> Việt Nam sẽ theo mô hình Mỹ hay Trung Quốc?

Tranh luận sau Đại hội 13: Cải cách thế nào khi thách thức lớn nhất vẫn đang ở phía trước?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023