Lời nhắc nhở “sớm được cân bằng” đầy sắc thái đe dọa của Trump có thể dẫn đến khả năng trong thời gian tới, Mỹ sẽ thực hiện một số động tác bảo hộ thương mại cứng rắn để hàng Việt Nam không thể ồ ạt tràn vào thị trường Mỹ như trước đây.
Tháng 6/2017, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ cho biết ngay sắp tới Hà Nội phải gửi thông tin cho phiên điều trần về lý do tại sao Việt Nam có tình trạng xuất siêu sang Mỹ theo yêu cầu của Washington.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho rằng điều này sẽ khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng Việt Nam sang Mỹ gặp khó khăn. Cũng theo ông Hải, từ trước giờ Việt Nam chấp nhận nhập siêu từ của Trung Quốc và nhiều nước khác với mục đích xuất siêu sang Mỹ.
Trong thực tế, lượng ngoại tệ hơn ba chục tỷ USD mà Việt Nam thu lợi từ xuất siêu hàng năm sang Hoa Kỳ là vô cùng có ý nghĩa, nếu đối sánh với quốc nạn Việt Nam phải nhập siêu hơn 30 tỷ USD theo đường chính ngạch và 20 tỷ USD theo đường tiểu ngạch mỗi năm từ “đồng chí Trung Quốc”.
Chi tiết đáng chú ý là trong cuộc gặp với Thủ tướng Phúc tại Washington vào cuối tháng 5/2017, không những không đề cập gì đến “Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ”, Trump còn xoáy vào một vấn đề cực kỳ khó chịu và khó khăn đối với phía Việt Nam khi nhấn mạnh vấn đề giao thương và thâm hụt thương mại “lớn” với Việt Nam, mà ông hy vọng sẽ “sớm được cân bằng”. Ngay trước đó, Bộ trưởng thương mại Hoa Kỳ cũng không bỏ quên vấn đề này trong cuộc gặp với Thủ tướng Phúc.
Lời nhắc nhở “sớm được cân bằng” đầy sắc thái đe dọa của Trump có thể dẫn đến khả năng trong thời gian tới, Mỹ sẽ thực hiện một số động tác bảo hộ thương mại cứng rắn để hàng Việt Nam không thể ồ ạt tràn vào thị trường Mỹ như trước đây.
Vào tháng 3/2017, Trump đã liệt Việt Nam vào danh sách 16 quốc gia “gây hại kinh tế” cho Mỹ và đe dọa sẽ có thể mạnh tay trong “chế tài”.
Một hệ quả rất không mong đợi đối với Việt Nam là nếu Mỹ “siết” các điều kiện thương mại như đánh thuế xuyên biên giới, dựng đứng hàng rào kiểm nghiệm chất lượng đối với hàng hóa Việt Nam mà trước đó cá basa, tôm, gạo đã trở thành “nạn nhân”, đồng thời ngưng trệ vô thời hạn Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ hoặc làm cho hiệp định này trở nên khó khăn hơn nhiều so với 15 năm trước đó, giá trị xuất siêu hàng năm của Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ tụt thê thảm.
Bi kịch thương mại lại góp phần quyết định tương lai ngân sách. Trong đó đương nhiên có cả ngân sách đảng.
Ngoài kênh Nhật vẫn còn một chút hy vọng, các kênh cho vay tín dụng chính như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển Á châu, Quỹ tiền tệ quốc tế đều chính thức đóng cửa cho vay ưu đãi đối với Việt Nam kể từ tháng 7/2017. Trong khi đó, mỗi năm ngân sách Việt Nam vẫn phải xuất ra đều đặn khoảng một chục tỷ USD để trả nợ cho quốc tế.
Trong khi đó, nợ công thực tế của Việt Nam đã lên tới 210% GDP, tương đương khoảng 420 tỷ USD, gấp hơn ba lần con số báo cáo chính phủ chỉ chưa đầy 65% GDP. Hiện thời, ngân sách hầu như không còn kết dư và không biết lấy tiền đâu để trả cho rất nhiều khoản nợ trong và ngoài nước.
Với tình trạng bội chi ngân sách Việt Nam hàng năm thường vượt quá 6% GDP, một số chuyên gia độc lập đã dự liệu rằng ngân sách trung ương sẽ không thể “kéo” qua được hết năm 2018.
Argentina trở nên hỗn loạn khi nhà nước 2 lần bị vỡ nợ vào năm 2001 và năm 2014
Nghĩa là Việt Nam rất có thể rơi vào tình trạng giống như Argentina trong hai lần vỡ nợ vào năm 2001 và năm 2014.
Giờ đây, chính quyền đang phải tính đến việc vắt cổ dân từng chút một: tăng thuế xăng dầu gấp đôi hoặc gấp ba, đánh thuế việc bán hàng trên mạng, kể cả kiếm tiền cho ngân sách bằng cách… bán số đẹp.
Minh Quân