Ai đứng sau nhóm lợi ích chống Thủ Chính, trong nỗ lực bình ổn giá vàng?

Tổng cục Thuế mới đây đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, trình cấp thẩm quyền, để ra quy định bắt buộc thanh toán – không dùng tiền mặt, đối với các giao dịch mua bán kinh doanh vàng.

Công luận nghi ngờ, đây là ý kiến xuất phát từ nhóm lợi ích vàng, lâu nay vẫn lũng đoạn thị trường vàng ở Việt Nam trong suốt một thời gian dài.

Báo Công An Nhân dân ngày 4/5 đưa tin, “Kiến nghị không được mua bán vàng bằng tiền mặt”. Bản tin cho biết, để siết quản lý thuế đối với lĩnh vực kinh doanh vàng bạc, Tổng cục Thuế đã có kiến nghị gửi Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, trình cấp thẩm quyền, quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng, đồng thời, ra các quy định kiểm soát các giao dịch này.

Kiến nghị này đã khiến mạng xã hội và các diễn đàn chính trị của người Việt trong và ngoài nước “nổi sóng”. Đa số các ý kiến đều biểu lộ thái độ không đồng tình. Theo kiến nghị này, khi người dân tiết kiệm, dành dụm được tiền bạc bằng tiền mặt, muốn mua vàng, họ bắt buộc phải ra ngân hàng để mở tài khoản, rồi gửi số tiền này vào, sau đó mới được quyền thực hiện các giao dịch mua hay bán vàng.

Nhiều ý kiến nghi ngờ, kiến nghị nói trên bị nhóm lợi ích vàng thao túng. Nhóm này vốn vẫn lũng đoạn thị trường vàng, nay muốn thông qua cơ quan chức năng để làm cho thị trường vàng càng mất kiểm soát hơn.

Trong lúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhiều lần yêu cầu các cơ quan Chính phủ, phải bình ổn thị trường vàng. Nhưng, thị trường vàng vẫn tiếp tục nhảy múa, như thách thức Chính phủ.

Biểu hiện rõ nhất của nhóm lợi ích vàng, là việc các phiên đấu giá vàng của Ngân hàng Nhà nước không thành công, liên tục bị bãi bỏ bởi nhiều lý do khác nhau. Hơn thế nữa, Thủ tướng Chính càng ra chỉ thị để bình ổn, thì giá vàng lại càng tăng vọt. Nay, vàng miếng SJC đã cán mốc 87 triệu đồng cho một lượng – một điều trước nay chưa từng có.

Công luận cho rằng, trên thế giới, các quốc gia chỉ khuyến khích giảm bớt sử dụng tiền mặt. Chưa có quốc gia nào đưa ra quy định buộc không được mua bán bằng tiền mặt một mặt hàng nào đó, với một ngành nghề kinh doanh nào đó.

Và thực tế, cũng chưa có ngành kinh doanh nào trên thế giới, lại bị áp đặt quy định thanh toán không dùng tiền mặt như vậy.

Vậy, tại sao, Bộ Tài chính lại muốn áp dụng điều tệ hại đó trong lĩnh vực kinh doanh vàng?

Trong khi đó, có những ý kiến cho biết, có nhiều biểu hiện cho thấy, nhà nước đang siết chặt quản lý vàng. Khách hàng mua bán vàng được yêu cầu ký nhận và ghi đầy đủ họ tên. Có tiệm còn yêu cầu xuất trình Căn cước Công dân khi mua vàng. Đó là chưa kể đến trường hợp, khi người dân cần gấp tiền phải mang vàng đi bán, nếu lỡ không có tài khoản ngân hàng, thì phải làm sao để nhận thanh toán? rồi sau đó làm sao để đi rút tiền?

Có không ít ý kiến phẫn nộ, cho rằng, “Chính phủ cứ cấm giao dịch mua bán vàng đi cho nhanh”. Hay mọi giao dịch, mua bán, trao đổi vàng thì buộc phải thông qua đơn vị trung gian là “tín chỉ vàng”. Bằng cách đó, Nhà nước sẽ nắm chắc được tổng lượng vàng tích lũy trong dân, để huy động theo chủ trương “vàng trong dân còn nhiều lắm”.

Theo Tiến sĩ Ngô Trí Long – Chuyên gia kinh tế, cựu Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả thuộc Bộ Tài chính, cho rằng, đề xuất của Tổng cục Thuế có tính khả thi thấp. Bởi vì, không phải 100% người mua vàng đều là để đầu tư, và mua với số lượng lớn.

Tiến sĩ Long nhận xét, đề xuất này chỉ phù hợp với những đối tượng mua vàng để đầu tư, mua bán với số lượng lớn mà thôi.

Ông Huỳnh Trung Khánh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, nhận xét:

“Nếu dùng biện pháp hành chính bắt buộc trong thanh toán giao dịch vàng miếng không dùng tiền mặt, nhằm kiểm soát thị trường vàng, nó sẽ đi “ngầm” hết. Hơn nữa, việc kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ đang tiến tới ngành kinh doanh không có điều kiện, giờ lại đề xuất không dùng tiền mặt với giao dịch mua bán vàng là mâu thuẫn”.

Công luận cho rằng, với tư duy “cái gì không quản lý được thì cấm”, và lãnh đạo nhà nước Việt Nam luôn mang suy nghĩ, vàng ở trong dân còn nhiều, nên họ luôn tìm mọi biện pháp để làm sao cướp được của người dân. Hết bắt khai báo, quản lý nguồn gốc của vàng, giờ lại đến cấm giao dịch bằng tiền mặt.

Đây là “quy trình” ăn cướp của chính quyền Việt Nam. /.

 

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023