Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Mỹ cho biết họ sẽ tiếp tục thực hiện để thu được mọi lợi ích từ hiệp ước thương mại này mà không cần có sự tham gia của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
“Các bộ trưởng đã đồng ý về giá trị của việc hiện thực hóa những lợi ích TPP mang lại và với cách tiếp cận ấy, đã nhất trí khởi động một quy trình đánh giá các phương án hiện thực hóa hiệp định toàn diện và có chất lượng cao này, bao gồm cả kế hoạch tạo thuận lợi cho các thành viên ban đầu,” các bộ trưởng nói trong một thông báo ban hành ngày 21/5 tại Hà Nội.
Tháng 1 năm 2017, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận chức và cho rằng TPP là “lố bịch”, Mỹ đã rút khỏi hiệp định thương mại có mục đích ban đầu là thúc đẩy kinh tế của 12 quốc gia tham gia chiếm khoảng 40% nền kinh tế toàn cầu.
Sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định, Bộ trưởng thương mại các nước Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singpore và Việt Nam đã có cuộc họp bên lề Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2017 tại Hà Nội với sự chủ trì của Việt Nam. Lãnh đạo của 11 nước thành viên TPP và 10 nước khác cũng sẽ gặp nhau trong sự kiện APEC Summit vào tháng 11 tới.
Hiệp định TPP được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội việc làm hơn cho các nước thành viên.
Bộ trưởng Thương mại Australia Steven Ciobo nói: “Australia vẫn ngồi lại bàn đàm phán vì Chính phủ do ngài Turnbull đứng đầu cam kết tạo cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp Australia để có nhiều công ăn việc làm hơn.”
Do một số nước đang nghi ngờ nhiều hơn về lợi ích của toàn cầu hoá và thương mại tự do và từ đó thúc đẩy xu hướng bảo hộ, Việt Nam, với tư cách là quốc gia chủ trì APEC, đã kêu gọi 21 quốc gia trong khối tiến lên để đảm bảo phát triển bền vững. Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Trần Tuấn Anh khẳng định: “Chúng ta cần khẩn trương nỗ lực tăng cường và phối hợp ở nhiều cấp độ để tạo ra một nền kinh tế toàn cầu và khu vực linh hoạt hơn với tăng trưởng bền vững, toàn diện và sáng tạo.”
Trong một thông cáo phát đi ở Hà Nội, Bộ trưởng thương mại Việt Nam nói các bộ trưởng thương mại của APEC đóng vai trò quan trọng trong việc định hình, nuôi dưỡng và tăng cường hội nhập kinh tế khu vực thông qua các nguyên tắc cởi mở, toàn diện và hợp tác. Thông qua các cam kết đã được khẳng định, các bộ trưởng sẽ thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, cũng như tạo điều kiện và tăng cường hợp tác kinh tế.
“Chúng tôi cam kết có các hành động cụ thể để thúc đẩy vai trò lãnh đạo của APEC trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn cầu và hội nhập kinh tế khu vực nhằm mang lại lợi ích cho người dân và các doanh nghiệp, hướng tới tương lai một khu vực châu Á – Thái Bình Dương ngày càng bền vững, năng động, liên kết và thịnh vượng.”
Đến nay, Nhật Bản và New Zealand đã tiến tới phê chuẩn TPP và cam kết hợp tác để thực thi hiệp định. Nhật Bản tuyên bố thể hiện quyết tâm tiếp tục thúc đẩy tự do thương mại qua hợp tác với các nước. Trong thời gian Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo thăm Tokyo từ 20/5 đến 22/5, Nhật Bản khẳng định trong một thông cáo chung với WTO ra ngày thứ Hai vừa rồi: “Do những lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ và cảm tính hướng nội ngày càng tăng trên toàn cầu, việc tiếp tục nâng cao tự tin trong hệ thống thương mại đa phương với WTO ở điểm cốt lõi và từ đó thúc đẩy thương mại tự do là điều cần thiết.”
Dù không nêu tên một nước ứng cử viên nào, 11 bộ trưởng thương mại các nước trong TPP nói sẽ có thể mở rộng Hiệp định cho các thành viên mới tham gia. Các đối tác trong TPP cho biết: “Các bộ trưởng cũng nhấn mạnh tầm nhìn để TPP mở rộng chào đón các nền kinh tế có thể chấp nhận tiêu chuẩn cao của TPP.”
Họ cũng nói đã giao nhiệm vụ cho các quan chức trong ngành thương mại phải hoàn thành công việc chuẩn bị và đánh giá về một hiệp định thương mại trong tương lai trước ngày 10 tháng 11, khi họ có một cuộc họp khác trước khi các nhà lãnh đạo APEC gặp nhau tại thành phố Đà Nẵng./.
Cuộc họp ủa các Bộ trưởng và Thứ trưởng các nước TPP 11 bên lề Hội nghị MRT23
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu tại cuộc họp
—
Hồ Bình Minh
Vắng Mỹ, Trung Quốc sẽ vào TPP? Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được đàm phán từ tháng 3-2010 và ký kết đầu năm 2016, gồm 12 quốc gia: Mỹ, Nhật Bản, Úc, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam. Đây được coi là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới. Với quy mô chiếm tới 40% GDP toàn cầu, TPP từng là trụ cột của chính sách “tái cân bằng”, chuyển hướng sang châu Á của Chính phủ Mỹ thời ông Barack Obama làm tổng thống. Mỹ và 11 nước châu Á – Thái Bình Dương đã bỏ ra rất nhiều thời gian và nguồn lực chính trị để đàm phán hiệp định này. Đầu năm 2017, sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống, Mỹ rút khỏi TPP, khiến hiệp định này tạm thời “đóng băng”. TPP 11 là tên gọi của hiệp định giữa 11 thành viên còn lại của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương sau khi Mỹ rút lui. Trong bối cảnh đó, việc Trung Quốc cử đại diện tham dự Hội nghị Thúc đẩy thương mại châu Á – Thái Bình Dương của các thành viên TPP tại Chile trong ngày 14 và 15-3 làm dấy lên khả năng Bắc Kinh chi phối cuộc họp trong bối cảnh họ đang tìm cách tận dụng sự vắng mặt của Mỹ, các nhà quan sát đặt nghi vấn vắng Mỹ, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc sẽ vào TPP? |