KẾT NỐI DOANH NGHIỆP VIỆT-ĐỨC

Có thể nói, quan hệ song phương Việt-Đức chưa khi nào tốt đẹp như hiện nay, với lòng tin chiến lược giữa lãnh đạo cấp cao và quan hệ gắn bó truyền thống giữa nhân dân hai nước.

Việt Nam có đầy đủ những yếu tố để các nhà đầu tư, doanh nghiệp Đức đến đầu tư, làm ăn : đó là ổn định chính trị; định hướng phát triển bền vững kinh tế vĩ mô; khung pháp lý về hoạt động doanh nghiệp và đầu tư ngày càng được cải thiện theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp; tăng cường cải cách hành chính; đấu tranh quyết liệt với tham nhũng v.v. Các doanh nghiệp Đức cũng nhìn nhận ở Việt Nam một thị trường đầy tiềm năng trong một khu vực năng động bậc nhất thế giới – Châu Á- Thái bình dương. Tiềm năng lớn thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương còn ở chỗ, Việt Nam có thị trường lao động trẻ, ham học hỏi, có đội ngũ đông đảo những người nói tiếng Đức và hiểu nước Đức đang sinh sống ở Đức và ở Việt Nam.
Tiềm năng to lớn đó đến nay chưa được phát huy triệt để. Quan hệ thương mại song phương còn nhiều cơ hội tăng trưởng hơn nữa, đầu tư của Đức vào Việt Nam hiện còn ở mức khiêm tốn so với đầu tư của Đức ra nước ngoài.
Nói cách khác, ở mức độ khác nhau hai bên cần nhau và có thể bổ sung cho nhau trong xu hướng phát triển bền vững của mỗi nước. Nhưng tại sao lại không đến được với nhau nhiều hơn nữa?
Câu trả lời là : cung-cầu không gặp nhau do sự kết nối hai chiều còn lỏng lẻo, không hiệu quả, không góp phần nâng cao hiểu biết về nhau và tạo dựng được lòng tin với nhau. Ngoài những hạn chế về ngôn ngữ thì những phương tiện, cách thức kết nối truyền thống ngày càng chứng tỏ không còn hiệu quả, nhất là khi bước vào „Nền kinh tế 4.0“ (Wirtschaft 4.0) hay còn được gọi là „cách mạng lần thứ tư“. 
Digitalisierung/Digitalization („Số hóa“) là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn nhất của giai đoạn tới, nếu chúng ta muốn „đi tắt, đón đầu“ thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong khuôn khổ „Tuần lễ Châu Á- Thái bình dương“ (Asia-Pacific Weeks 2017) tại Berlin năm nay, ngày 16 tháng 5 Đại sứ quán Việt Nam đã phối hợp với Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Đức, Hội Nhịp cầu Việt-Đức đã tổ chức buổi thảo luận với chủ đề „Kết nối doanh nghiệp Việt-Đức trong thời kỳ Kỹ thuật số“.
Nhóm kỹ thuật của Hội Nhịp cầu Việt-Đức đã trình bầy báo cáo dẫn đề „B2B Webportal : Vietnamemesisch- Deutsche Handelsbrücke“ (B2B Webportal: Nhịp cầu thương mại Việt-Đức) và cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của doanh nghiệp hai nước tham gia Hội thảo. Webportal này có thể là giải pháp kết nối hữu hiệu cho tương lai hay không rất cần sự ủng hộ và đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Đại sứ Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng, Giáo sư Tiến sĩ Andreas Zaby, Hiệu trưởng Đại học Berlin về kinh tế và luật (The Berlin School of Economics and Law, Berliner Hochschule für Wirtschaft und Recht – HWR) đã đến dự và phát biểu chào mừng. Trong số gần 70 doanh nghiệp Đức và Việt dự Hội thảo có những doanh nghiệp đã làm ăn thành công ở Việt Nam nhưng cũng có những người chưa từng đến Việt Nam và đang chờ đón những cơ hội mới./.

 

 

>>> Mời bạn bâm vào đây để xem thêm các hình ảnh 

Thương vụ Việt Nam tại Đức 

Kasse animation 7.8.2023