Quân đội đã chính thức “đóng đinh” lên tham vọng cải cách thể chế của Tổng Bí thư Tô Lâm?

 

Ngày 24/12, báo Quân Đội Nhân Dân có loạt bài viết: “30 năm Liên Xô sụp đổ và bài học cho Việt Nam”. Theo lời giới thiệu của tờ báo này, đây là quan điểm của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng – tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam.

Theo đó, “hi vọng góp phần phân tích, rút ra những điều thiết thực, để tiếp tục thực hiện mục tiêu kiên định, thực hiện thắng lợi con đường mà Đảng Cộng sản Việt Nam, và Bác Hồ cùng nhân dân Việt Nam đã lựa chọn”.

Theo giới phân tích, đây là chiếc đinh cuối cùng của Quân đội Việt Nam đã đóng thẳng xuống chiếc “quan tài” mang tên “tham vọng cải cách thể chế của Tổng Bí thư Tô Lâm”.

Tại sao lại nói như vậy?

Với một sức mạnh như chẻ tre, ngày 3/8, Cựu Bộ trưởng Đại tướng Công an Tô Lâm đã chính thức trở thành Tổng Bí thư Tô Lâm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay lập tức ông Tô Lâm đã đưa ra chủ trương “cải cách thể chế” để đưa đất nước vào kỷ nguyên mới, đi theo con đường phát triển của thế giới văn minh tiến bộ.

Đồng thời, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng chỉ ra các điểm nghẽn của thế chế cần được gỡ bỏ, để đưa Việt Nam bước sang trang sử mới của dân tộc. Theo giới phân tích, dù ông Tô Lâm không dám nói thẳng ra cái “điểm nghẽn của điểm nghẽn” là gì. Nhưng, người ta đã đi guốc trong bụng ông Tổng Bí thư Tô Lâm.

Cụ thể là ông Tô Lâm muốn phá bỏ “nguyên tắc lãnh đạo tập thể” của Đảng Cộng sản Việt Nam, để chuyển thành vị thế lãnh đạo độc tôn trên cương vị Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước, theo mô hình “nhất thể hóa”.

Đây không phải là vấn đề mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Kể từ năm 2019, sau khi ông Trần Đại Quang đột ngột qua đời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kiêm nhiệm cả 2 chức vụ. Ông Trọng cũng đã trở thành Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước, theo mô hình “nhất thể hóa”.

Với uy tín chính trị, và phẩm chất đạo đức sẵn có, ông Trọng dường như không gặp bất kỳ sự phản đối trong nội bộ Đảng. Tuy nhiên đối với Đại tướng Công an Tô Lâm hoàn toàn không dễ dàng như ông Nguyễn Phú Trọng.

Cựu Bộ trưởng Bộ Công an đã bị đa số ban lãnh đạo cấp cao của Đảng đánh giá là người thiếu đạo đức, và không có đủ phẩm chất để trở thành người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đây chính là lý do, chỉ sau một tháng rưỡi trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, quyền lực của ông Tô Lâm đã nhanh chóng bị “đảo chiều”.

Trung tuần tháng 10/2024, ông Tô Lâm phải từ bỏ chức Chủ tịch nước, để nhường cho Đại tướng Lương Cường.

Sau đó, tại Hội nghị Trung ương bất thường ngày 25/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đề xuất bổ sung một số nhân sự vào Bộ Chính trị khóa 13, nhưng đề nghị này bị đa số ủy viên Trung ương bác bỏ. Hội nghị kết thúc nhanh chóng “không kèn, không trống” sau hơn 3 tiếng đồng hồ, và để lại một kỷ lục Hội nghị Trung ương bất thường ngắn nhất chưa từng thấy.

Kể từ đó, các thông tin liên quan đến cái gọi là chủ trương “cải cách thể chế”, để đưa đất nước vào kỷ nguyên mới, đã biến mất trên truyền thông của nhà nước Việt Nam, thay bằng chủ trương tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.

Đa số các lãnh đạo cao cấp của Đảng, vốn là các phần tử thân Bắc Kinh, luôn lấy lý do để phản đối chủ trương “cải cách thể chế” của ông Tô Lâm, với mục đích đưa Việt Nam đi theo Tây phương và Hoa kỳ, rời xa con đường tiến lên Chủ nghĩa xã hội mà Đảng Cộng sản Việt Nam, và Bác Hồ đã lựa chọn.

Đây là lằn ranh đỏ của giới chức tướng lĩnh phe quân đội chính thức vạch ra đối với Tổng Bí thư Tô Lâm, và cũng có thể là sự khởi đầu cho màn “hạ bệ” ông Tô Lâm trước Đại hội 14.

 

Trà My – Thoibao.de