Lợi thế, hạn chế của Tô Lâm và Phạm Minh Chính trong cuộc đua tại Đại Hội 14?

Ngày 17/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí của Chính phủ. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Đây là một vấn đề không mới, vì trước đây, dưới thời cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Dũng đã từng đưa công tác phòng chống tham nhũng về trực thuộc chính phủ, thay cho Ban Nội chính Trung ương.

Đây được đánh giá là một chỉ dấu mới trong mối quan hệ giữa ông Ba Dũng và ông Chính. Cũng như sự vươn lên của ông Phạm Minh Chính, một ứng viên cho chiếc ghế Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đảng 14 sắp tới, diễn ra vào đầu năm 2026. Điều này đã cho thấy gì?

Mối quan hệ giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính được đánh giá là phức tạp, và mang yếu tố cạnh tranh trong bối cảnh chính trị Việt Nam trước Đại hội 14. Cả 2 ông Lâm và Chính đều xuất thân từ Bộ Công an và từng được coi là “đệ tử ruột” của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy nhiên, tham vọng chính trị và sự khác biệt trong phương thức lãnh đạo, đã tạo ra những căng thẳng giữa 2 nhân vật đầy quyền lực này. Theo giới quan sát, sau khi ông Tô Lâm trở thành Tổng Bí thư, ông Ba Dũng đã công khai mối quan hệ thân thiết với Tô Lâm, trong khi mối quan hệ với Phạm Minh Chính thì ông Dũng không đặt nặng.

Điều này cho thấy, ông Ba Dũng ủng hộ Tô Lâm nhiều hơn đối với ông Phạm Minh Chính. Đồng thời, mối quan hệ tay 3 này có thể ảnh hưởng đến sự ổn định, và định hướng chính sách của Việt Nam trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm, được đánh giá là một người có tham vọng quyền lực, trong thời gian gần đây, ông Tô Lâm đã nỗ lực củng cố quyền lực, thông qua việc bổ nhiệm đồng minh thân cận vào các vị trí quan trọng.

Đây là nguyên nhân chính đã dẫn đến mâu thuẫn giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với một bộ phận lãnh đạo cao cấp trong Đảng, kể cả đối với Thủ tướng Phạm Minh Chính. Một người cũng có tham vọng và mạng lưới ảnh hưởng riêng không kém gì so với ông Tô Lâm. Thậm chí Thủ tướng Chính có mối quan hệ đặc biệt gần gũi với giới tướng lĩnh quân đội.

Đây là lý do, Tổng Bí thư Tô Lâm được cho là đang tìm cách giảm bớt ảnh hưởng của Thủ tướng Chính, thông qua vụ án AIC và bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Theo đó, ông Tô Lâm đã triệt để khai thác, nhằm làm suy yếu vị thế của ông Chính trong cuộc cạnh tranh quyền lực. Điều này đặt ông Ba Dũng vào tình thế khó xử trong việc lựa chọn ủng hộ ai.

Truyền thông quốc tế đưa ra nhận định về khả năng ai sẽ trở thành Tổng Bí thư của Đại hội 14. Theo đó, tham vọng và lợi thế của ông Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính được đánh giá cao, cụ thể:

Ông Tô Lâm trên cương vị Tổng Bí thư sẽ nắm lợi thế nhiều hơn về mặt lựa chọn, và cơ cấu nhân sự chủ chốt. Điều đó sẽ củng cố vị thế trong Đảng, và tạo đà cho việc tranh cử vị trí Tổng Bí thư.

Tuy nhiên, hạn chế lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm là vấn đề đạo đức và phẩm chất, đây có thể là điểm bất lợi, và ảnh hưởng đến uy tín của ông trong nội bộ Đảng.

Đối với ông Phạm Minh Chính, với lợi thế về kinh nghiệm lãnh đạo và mạng lưới quan hệ rộng rãi, đặc biệt là mối quan hệ rất tốt đối với Trung Quốc. Ông Chính từng giữ nhiều trọng trách trong đảng, và có nền tảng từ Bộ Công an.

Tuy nhiên, ông Chính đang phải đối mặt với một số cáo buộc tham nhũng, đặc biệt liên quan đến vụ án AIC. Những nghi vấn này có thể ảnh hưởng đến uy tín, và cơ hội của ông Chính trong việc tranh cử vị trí Tổng Bí thư với ông Tô Lâm.

 

Trà My – Thoibao.de