Sau khi ông Vương Đình Huệ ngã ngựa, nhóm Nghệ An vẫn là nhóm có lực lượng hùng mạnh nhất Trung ương Đảng, với 2 uỷ viên Bộ Chính trị, 10 uỷ viên Trung ương Đảng, và 1 Ủy viên dự khuyết. Trước đây, nhóm này còn có tới 3 uỷ viên Bộ Chính trị.
Việc hạ gục ông Vương Đình Huệ, diệt sát ván hệ sinh thái quyền lực của ông, chính là một thông điệp mạnh mẽ mà ông Tô Lâm gửi đến các nhóm Nghệ An, Hà Tĩnh, và cả các nhóm khác nữa.
Khi ông Tô Lâm đã đánh rắn, là phải đánh dập đầu. Sau cú đòn của ông giáng vào Vương Đình Huệ, thì quả thật, nhân vật thứ nhì trong nhóm Nghệ An là Phan Đình Trạc trở nên lặng lẽ hơn, an phận hơn.
Chính sách tinh giản bộ máy chính quyền là một chính sách hợp lòng dân, bởi bộ máy đã quá cồng kềnh, khiến người dân chán ngán.
Tuy nhiên, nếu chính sách này không đụng chạm gì đến quyền lợi của giới quan chức, thì chắc chắn, sẽ nhận được ủng hộ từ cả phía người dân lẫn các đảng viên. Tuy nhiên, nguồn tin nội bộ cho thoibao.de biết, hiện nay, không khí trong Đảng rất nặng nề. Rất nhiều người hoang mang vì không biết số phận của họ sẽ ra sao, sau khi ông Tô Lâm tiến hành thực hiện chính sách.
Trong Ban Bí thư, vẫn còn đó những nhân vật cộm cán thuộc nhóm Nghệ An và Hà Tĩnh. Nhóm Nghệ An có ông Phan Đình Trạc – người đã ngồi ghế Trưởng ban Nội chính 2 nhiệm kỳ; và ông Nguyễn Xuân Thắng – Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Việc tinh giản bộ máy là cơ hội để ông Tô Lâm tống đi những cái gai, do ông Nguyễn Phú Trọng để lại, đặc biệt là 2 nhân vật trong Bộ Chính trị người Nghệ An nói trên.
Việc Tô Lâm sử dụng quân Hưng Yên, người ít lực mỏng, nhưng lại hạ gục được đầu tàu của nhóm Nghệ An, là do ông nắm trong tay binh quyền. Chỉ có tận dụng hết sức mạnh của Bộ Công an, để phục vụ cho ý đồ của mình, thì Tô Lâm mới có cơ hội lấy ít thắng nhiều. Trước ông Tô Lâm, có lẽ, im lặng sẽ an toàn hơn là thể hiện. Được biết, trước khi bị ép rời ghế, ông Huệ đã tỏ ra rất ngoan cố, thậm chí còn dọa ngược ông Tô Lâm. Kết quả thế nào thì tất cả đều đã rõ.
Với một Tô Lâm quyền lực bao trùm, binh quyền hùng hậu, thì khó có ai dám chống lại. Từ khi chính sách tinh giảm được Tô Lâm đưa ra, cả Phạm Minh Chính và Lương Cường đều phải nhiệt tình thực hiện. Ông Lương Cường sốt sắng đến mức, kéo ông Hồ Đức Phớc đến Bộ Công an, yêu cầu thực hiện nghiêm túc chính sách này. Hành động này, bề ngoài có vẻ như ông Cường đang ủng hộ chính sách, nhưng thực sự, thì là lợi dụng chính sách này để ép Bộ Công an.
Chính sách nói trên của ông Tô Lâm gây ức chế cho rất nhiều nhóm lợi ích, từ Trung ương cho đến địa phương. Ngay cả Chủ tịch nước cũng chỉ dám ngầm chống đối, vậy mà, có một quan bà “nhỏ nhoi”, chỉ là một Ủy viên Trung ương Đảng, lại dám chủ trương rằng “không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy”.
Đây chẳng khác lời tuyên chiến với ông Tổng Bí thư, bởi việc “tinh giảm” và việc “không bỏ ai lại phía sau” là không thể cùng tồn tại.
Người nói câu trên chính là bà Phạm Thị Thanh Trà – Bộ trưởng Bộ Nội vụ – một quan bà gốc Nghệ An.
Đứng sau bà Trà, rất có thể là nhóm Nghệ An, hoặc Thủ tướng Chính phủ. Bởi một quan bà “nhỏ nhoi”, khó có thể dám nói ngược với chính sách của Tổng Bí thư. Có ý kiến cho rằng, rất có thể, có một nhóm chính trị đủ mạnh đứng sau lưng quan bà này, khiến bà mạnh mẽ lên tiếng.
Chưa biết, Tô Lâm sẽ ứng phó với tuyên bố “không bỏ ai lại phía sau” này như thế nào. Nếu để bà Trà thực hiện điều bà tuyên bố, thì người dân sẽ “cười vào mũi” Tổng Bí thư, rằng “ông cũng chỉ hô hào suông, chứ không đủ khả năng để thực hiện các chính sách lớn”.
Trần Chương – Thoibao.de