Vì sao Phạm Minh Chính và Lương Cường đang thắng thế trước Tổng Bí thư Tô Lâm?

Mới đây, việc ông Donald Trump thắng cử trong cuộc chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ, đã khiến cho giới chức lãnh đạo Hà Nội hết sức lo ngại. Lý do là vì, Tổng thống Trump đã từng đánh giá Việt Nam như một đồng minh thân cận của Trung Quốc. Điều này sẽ có thể dẫn tới việc ông Trump đối xử với Hà Nội như một mối đe dọa cạnh tranh.

Theo giới phân tích quốc tế, hiện nay, ban lãnh đạo mới của Việt Nam dưới quyền của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, và Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngày càng tỏ ra nghiêng về phía Trung Quốc hơn bao giờ hết.

Theo đó, Hà Nội và Bắc Kinh không chỉ là các đồng minh cùng ý thức hệ, cùng chia sẻ “tương lai và vận mệnh chung”. Mới nhất, ngày 10/12, Trung Quốc và Việt Nam đã tổ chức cuộc họp đầu tiên của cơ chế “đối thoại chiến lược 3+3” về ngoại giao, quốc phòng và an ninh công cộng.

Dù rằng, phía truyền thông nhà nước Việt Nam chỉ đưa tin hết sức mờ nhạt, tránh đi vào chi tiết về sự kiện này, nhưng Hoàn cầu Thời báo – một phụ bản của Nhân dân Nhật báo đã ca ngợi đây là một “cơ chế độc nhất vô nhị”, chưa từng có tiền lệ trong mối quan hệ đối ngoại giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Theo giới phân tích, bất kể Hà Nội có đồng thuận với điều kể trên, hay đây chỉ là một sự áp đặt đơn phương từ Bắc Kinh. Nhưng rõ ràng, đến thời điểm hiện nay đã cho thấy Việt Nam ngày càng bị cuốn theo chính sách đối ngoại do Trung Nam Hải vạch ra.

Điều này đã cho thấy, Trung Quốc từng bước áp đặt và gây ảnh hưởng ngày một lớn, lên các vấn đề nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam, để đạt được mục tiêu lợi ích, khiến Việt Nam sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc.

Từ ngày ông Tô Lâm nhậm chức Tổng Bí thư đến nay, với phương châm “lợi ích quốc gia – dân tộc là tối thượng”, ông đã thể hiện tham vọng đưa Việt Nam đi theo xu hướng chung của thế giới văn minh, với chính sách mang tính chất đổi mới, minh bạch và gần gũi hơn với các tiêu chuẩn quốc tế.

Cho đến nay, thay vì giữ vững chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ và giữ vững chủ quyền trên Biển Đông, theo chủ trương ban đầu của ông Tô Lâm, thì Chính quyền Việt Nam lại có xu hướng “tiềm ẩn” trở thành công cụ phục vụ lợi ích của Bắc Kinh.

Theo giới phân tích quốc tế, Trung Quốc được cho là ủng hộ Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch nước Lương Cường, trong khi thể hiện sự bất mãn đối với Tổng Bí thư Tô Lâm. Với lý do, trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 6/2023, khi gặp Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Chính đã khẳng định cam kết: “Việt Nam không cho phép bất kỳ thế lực nào chia rẽ Việt – Trung”. Phát biểu này của ông Phạm Minh Chính được cho là nhằm làm yên lòng Bắc Kinh.

Trong khi đó, ông Lương Cường, trước khi được bầu làm Chủ tịch nước, đã có chuyến thăm Trung Quốc, gặp gỡ với ông Tập Cận Bình với nhiều bí ẩn. Ngoài ra, ông Lương Cường từng theo học khóa bồi dưỡng cán bộ cao cấp tại Trung Quốc trong 2 năm. Điều này cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa ông Cường và Bắc Kinh.

Trung Quốc đang âm thầm ủng hộ Lương Cường – một đồng minh cũ của ông Nguyễn Phú Trọng, vốn là người có quan điểm giữ Việt Nam trong phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc. Điều này cho thấy, Bắc Kinh muốn đảm bảo rằng lãnh đạo Việt Nam sẽ không đi chệch khỏi quỹ đạo mà họ mong muốn.

Ngược lại, đối với Tổng Bí thư Tô Lâm, theo giới phân tích, Bắc Kinh rất lo ngại về xu hướng nghiêng về phương Tây của ông. Đây là lý do, Trung Quốc không thể hiện sự ủng hộ đối với ông Tô Lâm.

Xin nhắc lại, Thủ tướng Phạm Minh Chính được cho là có khả năng vượt qua cả Tô Lâm và Lương Cường, để trở thành Tổng Bí thư tại Đại hội Đảng 14, dự kiến diễn ra vào đầu năm 2026.

 

Trà My – Thoibao.de