Tổng thống Nga Putin vừa có chuyến thăm ngắn trong 22 giờ, đến Việt Nam. Một chuyến đi theo lối “đi đêm, về hôm”, và không xứng tầm người đứng đầu một cường quốc.
Dù chỉ với một khoảng thời gian hết sức ngắn ngủi, nhưng ông Putin đã tiến hành một loạt các hoạt động cần thiết. Ông lần lượt có các cuộc gặp với tất cả các “Tứ trụ” Việt Nam. Cụ thể, ông đã có các cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Bỏ quan vấn đề sức khỏe, đã khiến Tổng Trọng không thể trực tiếp chủ trì lễ đón tiếp ông Putin, như từng làm đối với Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong năm 2023.
Nhưng Tổng Trọng vẫn cố gắng hội đàm với Tổng thống Nga Putin, được đánh giá là nỗ lực của Tổng Bí thư và phe Đảng, muốn chứng minh cho thấy, quyền lực và ảnh hưởng của Tổng Trọng vẫn tồn tại. Đồng thời, nỗ lực này cũng để đập tan những đồn đoán ác ý, khi cho rằng, Tổng Trọng đã bị Tô Chủ tịch tước hết quyền lực trong Đảng.
Ông Putin thăm Việt Nam với tư cách là Tổng thống Cộng hòa Liên bang Nga, tức là một nguyên thủ quốc gia. Ông đã không còn là người đứng đầu Đảng nước Nga Thống nhất từ năm 2012, nên không có lý do gì để Tổng Trọng phải tham gia hội đàm.
Theo giới quan sát, trong một clip do truyền thông nhà nước đăng tải, về cuộc hội đàm giữa Tổng thống Putin với Chủ tịch nước Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Đại tướng Phan Văn Giang ngồi bên tay phải của ông Tô Lâm, có thái độ được cho là khá căng thẳng, hiện rõ trên khuôn mặt.
Không ít hơn 3 lần, người ta thấy, Tướng Giang rút khăn tay ra lau mặt. Có ý kiến cho rằng, có lẽ, do nhiệt độ trong phòng họp quá nóng, hay do Tướng Giang thể hiện sự bất bình về quan điểm của Chủ tịch nước Tô Lâm về lĩnh vực quốc phòng, cụ thể là việc mua vũ khí của Liên bang Nga.
Trước đó, chiều 19/6, tại nghị trường Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra, và thảo luận tổ về Dự án Luật Phòng không Nhân dân. Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, là việc sử dụng máy bay không người lái – phương tiện bay siêu nhẹ hiện nay.
Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đã phát biểu:
“Phương tiện chiến tranh ngày hôm nay hiện đại, ngày mai có thể đã lạc hậu, không thể theo kịp. Nếu không cẩn thận, chúng ta có thể lại mang cái lạc hậu [từ Nga]về nhà.”
Tuy nhiên, giới thạo tin không loại trừ khả năng, Tướng Giang bày tỏ thái độ không “chấp nhận” việc Chủ tịch nước Tô Lâm là người thay thế Tổng Trọng, trong lễ đón Tổng thống Nga Putin.
Giới phân tích quốc tế đã đánh giá về Chủ tịch nước Tô Lâm, theo đó, trong bài bình luận với tựa đề “Khất sĩ Thích Minh Tuệ mang đến sự tương phản đáng hổ thẹn cho giới lãnh đạo Việt Nam”, Giáo sư Zachary Abuza đã đánh giá về ông Tô Lâm như sau:
“Điều trớ trêu mà ai cũng thấy là, sau tất cả các cuộc thanh lọc, trấn áp, người đàn ông xuất hiện ở vị trí chiến thắng, lại là người đã bị quay phim khi ăn món bít tết dát vàng, trị giá hàng nghìn USD, tại một nhà hàng của một đầu bếp nổi tiếng ở London, sau khi quan chức này đặt vòng hoa tại mộ của Karl Marx.”
“[Lẽ ra] Đó đã có thể là sự kết thúc của một sự nghiệp, nhưng đối với cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm, cách phòng thủ tốt nhất chính là chủ động tấn công, và ông ta đã hạ bệ từng đối thủ của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả – một sự thể hiện tham vọng cá nhân chưa từng có tiền lệ, trong một hệ thống vốn tự hào về sự lãnh đạo tập thể.”
Đánh giá của Giáo sư Zachary Abuza cho thấy, không có cái gọi là sự “đồng thuận” từ các tướng lĩnh Bộ Quốc phòng, mà thái độ của Bộ trưởng Phan Văn Giang, có thể coi là một hình mẫu đại diện. Đối với Đại tướng Lương Cường – một tay chân đắc lực của Tổng Bí thư, thì chắc chắn, không có sự đồng thuận và tôn trọng cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm, dù là nhỏ nhoi.
Điều đó chứng tỏ, luồng dư luận cho rằng, ông Tô Lâm lên chức Chủ tịch nước và thâu tóm được quyền lực, dựa vào sức ép từ bên ngoài.
Vẫn theo Giáo sư Zachary Abuza, “ông Tô Lâm, giờ đây là Chủ tịch nước, đã chỉ làm theo lệnh của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư 80 tuổi của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Đánh giá của Giáo sư Zachary Abuza từ Học viện Chiến tranh Quốc tế của Hoa Kỳ, đã khiến nhiều người nghi ngờ về quyền lực của Chủ tịch nước Tô Lâm, vốn là một trùm an ninh của Việt Nam./.
Trà My – Thoibao.de