Tô Đại chinh phạt Quảng Ngãi, số phận Bình Tòa sẽ ra sao?

Truyền thông nhà nước đưa tin, trong vụ bê bối của Tập đoàn Phúc Sơn, Tập đoàn này đã hối lộ các quan chức ở các tỉnh: Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Khánh Hòa… Nhiều chỉ dấu đã cho thấy, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã “soi” rất kỹ, và bắt giữ nhiều lãnh đạo tại 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi?

Báo Lao Động ngày 28/3 đưa tin, “Một con đường dài gần 9km, hàng loạt lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi vướng vòng lao lý”. Bản tin cho biết, Dự án đường bờ Nam ven sông Trà Khúc là con đường khiến nhiều lãnh đạo, cựu lãnh đạo ở Quảng Ngãi, bị bắt vì tội “Nhận hối lộ” và “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Mới nhất, ngày 28/3, C03 của Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam Phó Bí thư Thường trực tỉnh Vĩnh Phúc Phạm Hoàng Anh; và nguyên Bí thư, nguyên Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Lê Viết Chữ, với tội danh “Nhận hối lộ” từ Nguyễn Văn Hậu, để tạo điều kiện cho các dự án của Tập đoàn Phúc Sơn tại Quảng Ngãi, cũng như Vĩnh Phúc.

Trước đó, vào ngày 7/3, ông Cao Khoa – nguyên Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi, bị khởi tố và bắt giam. Sang ngày 8/3, Chủ tịch Quảng Ngãi Đặng Văn Minh, Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan và Chủ tịch Vĩnh Phúc Lê Duy Thành, đã bị bắt, bị khởi tố với cáo buộc “Nhận hối lộ”.

Truyền thông nhà nước cho hay, tính đến nay, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam tổng cộng 17 người, theo 4 tội danh khác nhau trong vụ án vừa kể.

Đáng chú ý, số tiền cụ thể mà những lãnh đạo, cựu lãnh đạo 2 tỉnh Quảng Ngãi và Vĩnh Phúc nhận hối lộ từ Hậu “pháo”, chưa được công bố cụ thể. Tuy nhiên, người phát ngôn của Bộ Công an cho rằng, “số tiền tương đối lớn, lên đến hàng tỷ đồng”.

Chỉ riêng số tiền mà Hậu “pháo” chuyển cho ông Đặng Trung Hoành – người thân của cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, để xây nhà thờ tổ, đã lên đến 64 tỷ đồng.

Liên quan đến những bê bối của tập thể lãnh đạo Quảng Ngãi, không thiếu sự góp mặt của cựu Bí thư Quảng Ngãi Nguyễn Hòa Bình – đương kim Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao. Theo giới thạo tin, ông Bình có mối liên hệ chặt chẽ với với Tập đoàn Hoa Lâm của nữ đại gia Trần Thị Lâm.

Báo Tuổi Trẻ ngày 28/3 đưa tin, “Chủ tịch Tập đoàn Hoa Lâm rời ghế lãnh đạo VietBank”. Bản tin cho hay, bà Trần Thị Lâm – Chủ tịch Tập đoàn Hoa Lâm – vừa rời ghế Phó Tổng Giám đốc VietBank, theo nguyện vọng cá nhân.

Theo báo Tuổi Trẻ, có quan hệ sở hữu chéo giữa Tập đoàn Hoa Lâm do bà Trần Thị Lâm làm Chủ tịch, và VietBank do ông Dương Nhất Nguyên làm Chủ tịch. Bởi ông Nguyên là con trai bà Lâm. Theo Bộ Công an, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín – VietBank, và bà Trần Thị Lâm, chính là một quả bom ngân hàng sắp phát nổ, giống như Ngân hàng SCB, cần phải xử lý gấp.

Trang Chân Dung Quyền Lực từ đầu năm 2015 đã tiết lộ, “ông Nguyễn Hòa Bình và con trai Nguyễn Tuấn Anh đang sở hữu 8 doanh nghiệp ở trong nước, trong đó có tới 5 doanh nghiệp tại Quảng Ngãi”.

Đáng chú ý, gia đình ông Nguyễn Hòa Bình hùn vốn kinh doanh với các doanh nghiệp chỉ bằng ‘“vốn chính trị”, mà không cần góp tiền”. Đó là các dự án tại Quảng Ngãi, như: Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi, Khu đô thị An Phú Sinh…

Vẫn theo Chân Dung Quyền lực, Một sự thật khôi hài, vì tham lam muốn làm cả 2 dự án quá lớn so với năng lực thực sự, nên gia đình ông Bí thư Nguyễn Hòa Bình đã bị “mắc nghẹn”. Nhưng, vì “vốn chính trị” quá lớn, nên Ban lãnh đạo Quảng Ngãi phải đặc cách để giải cứu. Chính quyền Quảng Ngãi đã xé lẻ các khu đất, cấp sổ đỏ cho từng miếng đất thuộc 2 dự án trên, để biến thành tài sản riêng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình.

Được biết, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình có mối quan hệ thân tình với Tổng Trọng. Đó là lý do vì sao, tại Đại hội 13 của Đảng, ông Bình được cơ cấu vào Bộ Chính trị, với hy vọng ông sẽ ngồi vào ghế Phó Thủ tướng Thường trực.

Nhưng trình độ và năng lực chuyên môn của ông Bình quá yếu kém, nên ông vẫn tại vị ở ghế Chánh án Tòa Tối cao – một vị trí chỉ cần là Uỷ viên Trung ương đảm trách là đủ.

Mới đây, giới thạo tin từ Hà Nội tiết lộ cho thoibao.de biết rằng, có những sự thay đổi cơ bản lãnh đạo cấp cao của các cơ quan tư pháp. Cụ thể, “Các phe đang thương lượng để ông Tô Lâm ngồi ghế lên Chủ tịch nước; ông Phan Đình Trạc sẽ sang giữ chức Bộ trưởng Công an; Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc chuyển sang làm Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, để ông Lê Minh Trí sẽ ngồi ghế Trưởng ban Nội chính Trung ương.”

Như vậy, ghế Chánh án của Nguyễn Hòa Bình dường như vẫn “bất động”. Tương lai của Bình Tòa sẽ ra sao, chúng ta hãy chờ xem./.

 

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023