Phe Nghệ An đưa “chiến tướng” chặn đứng đà tiến của quân Tô!

Một nguồn tin nội bộ rò rỉ cho biết, ông Tô Lâm sẽ là tân Chủ tịch nước. Đây cũng là điều được nhiều người dự đoán, khi Tô Lâm quyết ra tay với Võ Văn Thưởng. Đồng thời, ghế Chủ tịch nước là cơ hội cho Tô Lâm cạnh tranh với các trụ khác, để giành ghế Tổng Bí thư trong nhiệm kỳ tới. Nhưng chiếc ghế này cũng đem lại nguy cơ cho Tô Lâm, nếu ông bị “trống lưng” ở Bộ Công an.

Đã tranh giành quyền lực, thì sau khi đối thủ ngã ngựa, là các phe phải đàm phán, ngã giá với nhau. Đó là lý do, từ ngày 21/3 đến nay, Võ Văn Thưởng đã chính thức rời ghế, nhưng vẫn chưa có ai ngồi vào.

Tô Lâm muốn rất nhiều, ông muốn chức Chủ tịch nước, cũng muốn chức Bộ trưởng Bộ Công, và muốn luôn chức Trưởng ban Kinh tế cho đàn em Hưng Yên. Tuy nhiên, nhóm lợi ích Nghệ An và Hà Tĩnh không để cho ông Tô Lâm dễ dàng toại nguyện. Nếu lùi bước trước Tô Lâm lúc này, thì có nguy cơ gánh hậu họa về sau, nhóm Nghệ An – Hà Tĩnh hiểu rõ điều này.

Tô Lâm có lợi thế là đang nắm Bộ Công an, và đã cài được Vũ Hồng Văn vào Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Trần Cẩm Tú. Điều đó giúp Tô Lâm chủ động hơn trong việc bắt bớ, triệt hạ đối thủ. Tuy nhiên, cái yếu của phe Tô Lâm là chỉ có một mình ông trong Bộ Chính Trị, và 4 người khác là uỷ viên Trung ương Đảng. Mà cuộc ngã giá trên bàn cờ chính trị là sân chơi của Bộ Chính trị, trong đó, Thượng tướng Lương Tam Quang và Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc không thể tham gia.

Như vậy, khi họp Bộ Chính trị, phe Nghệ An – Hà Tĩnh có 4 người, là Vương Đình Huệ, Phan Đình Trạc, Nguyễn Xuân Thắng và Trần Cẩm Tú. Trong khi đó, phe Hưng Yên chỉ có một mình Tô Lâm. Phan Đình Trạc hoàn toàn có thể tự ra giá ghế Bộ trưởng Bộ Công an cho chính mình, trong khi, Tô Lâm lại phải ngã giá cho Lương Tam Quang hoặc Nguyễn Duy Ngọc. Đấy là chưa nói, nếu Phan Đình Trạc tranh chức Bộ trưởng Bộ Công an, Trạc cũng được ông Trọng và những thân tín của ông ủng hộ.

Cũng nguồn tin riêng cho biết, Phan Đình Trạc sẽ ngồi vào ghế Bộ trưởng Bộ Công an. Điều này cũng từng được dư luận dự đoán, bởi Phan Đình Trạc là Ủy viên Bộ Chính Trị và từng làm trong ngành công an. Trong khi đó, Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc chỉ là uỷ viên Trung ương Đảng. Theo thông lệ, người đứng đầu Bộ Công an phải là Ủy viên Bộ Chính trị.

Nếu những thông tin này là đúng sự thật, thì xem như, đà tiến của phe Tô Lâm đã bị Phan Đình Trạc chặn đứng. Dù người phe Tô Lâm trong Bộ Công an rất nhiều, nhưng nếu người đứng đầu lại là người Nghệ An, thì xem như, sức mạnh của Tô Lâm bị hạn chế đi rất nhiều.

Trong Bộ Công an, còn đó Trần Quốc Tỏ – em trai của ông Trần Đại Quang. Nếu Phan Đình Trạc liên kết với Trần Quốc Tỏ, thì sức mạnh của phe chống Tô Lâm sẽ có cơ hội trỗi dậy ngay trong Bộ Công an, lúc đó không dễ cho Tô Lâm khuynh đảo chính trường.

Thật ra, việc Tô Lâm tạo phản là ông đánh cược với may rủi, vì dù sao phe Hưng Yên chưa đủ sức mạnh. Hơn nữa, phe này chỉ có mình Tô Lâm trong Bộ Chính trị, mà chuyện ngã giá quyền lực là đặc quyền của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, Tô Lâm buộc phải làm phản, nếu không, ông không còn cơ hội để theo đuổi giấc mơ quyền lực tại Đại hội 14 sẽ diễn ra vào năm 2026.

Cũng theo nguồn tin riêng của chúng tôi, Tướng Nguyễn Duy Ngọc đã bị phe ông Tổng hợp sức với phe Nghệ An – Hà Tĩnh đẩy ra khỏi Bộ Công an, đưa sang nắm chức Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Nếu đây là sự thật, thì rõ ràng, phe ông Tô Lâm trong Bộ Công an đang bị xé lẻ. Như vậy, dưới tay Tô Lâm, chỉ còn lại Lương Tam Quang trong Bộ Công an.

Xem ra, qua những ngày giằng co ngã giá, phe Tô Lâm đang thất thế. Không biết, Tô Lâm còn giấu con bài tẩy nào nữa không? Tô Lâm sẽ đi nước cờ gì tiếp theo? Liệu có phương án B hay không?

Hãy chờ xem.

Hoàng Anh – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023