Sứ quân nào dám vuốt râu hùm, khởi xướng việc ép Tổng Trọng nghỉ hưu sớm?

Sứ quân nào dám vuốt râu hùm, khởi xướng việc hất Tổng Bạc nghỉ hưu sớm?

Ngày 27/2, RFA Tiếng Việt đăng bài bình luận của blogger Trần Hiếu Chân, với tựa đề ‘“Thế tập” và các “Sứ quân” trước Đại hội 14 của Đảng”.

Theo tác giả, “Thế tập” là quyền được thừa hưởng tước vị từ cha ông truyền lại. Xưa, quyền này thuộc các bậc dòng dõi đế vương. Nay, dưới chế độ “vua tập thể”, quyền này thuộc về các “cận thần” vòng trong và vòng ngoài của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tác giả nhận xét: Tuyên bố ngày 23/2 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đưa ra trước Tiểu ban chuẩn bị Văn kiện cho Đại hội 14, là một “cú sốc toàn tập” đối với các “quần thần”, vì sự bấp bênh, khó đoán định cho tương lai chính trị Việt Nam.

Bởi các lý do sau:

Thứ nhất, tác giả dẫn bình luận của Giáo sư Jonathan London từ Đại học Leiden, Hà Lan, cho rằng: “Việt Nam đang chuyển vào giai đoạn..: Quá khứ đang hấp hối, mà tương lai vẫn chưa được sinh ra. Một giai đoạn có tính quyết định đã đến”.

Thứ hai, tác giả đánh giá, rất khó đoán định được là Tổng Bí thư sẽ “truyền ngôi” cho ai? Tình huống này khiến giới quan sát đặt câu hỏi: Quyền lực vô đối của Tổng Bí thư Đảng có dẫn đến nguy cơ tha hóa và thách thức tiến trình “kế vị”?

Tác giả cho rằng, chế độ Việt Nam thực chất là một phiên bản của Trung Quốc, có cội nguồn “tập quyền (hay thế tập) với các đặc trưng: Dưới quyền lực tuyệt đối và bao trùm của người đứng đầu, quan chức chế độ được cho là phải giáo dục qua tuyển chọn nghiêm ngặt – nhưng lại dễ bị tha hóa – nhằm duy trì cái gọi là “sự ổn định” bề ngoài của chế độ.

Nhưng, tác giả nhận định, cái ổn định bề ngoài ấy không che đậy nổi cái bất định bên trong. Nếu Tổng Bí thư áp dụng công thức “7 lên 8 xuống” của Trung Quốc vào Đại hội tới, mà điều này có xác suất khá cao, thì uỷ viên Bộ Chính trị nào chạm 68 tuổi thì buộc phải về vườn, còn nếu 67 tuổi trở xuống thì có thể được tái nhiệm.

Tác giả mỉa mai, như vậy, cuộc vận động đổi “Thẻ Căn Cước” của Đại tướng Tô Lâm có thể sẽ lãi to, vì Công an không chỉ “móc túi” được các phó thường dân, mà còn mở ra nhiều cửa để thu về bạc tỷ, từ các “đồng chí” ở Trung ương và Bộ Chính trị bị khống chế bởi tuổi tác.

Tác giả đặt câu hỏi: Tại vị lâu thứ hai trong lịch sử Đảng (chỉ thua mỗi ông Lê Duẩn), ông Trọng có còn đủ thời gian để tìm được nhân tài nhằm gây dựng lại cơ nghiệp nhà Sản đang vào hồi mạt pháp?

Tác giả đề cập đến vụ ồn ào trên mạng gần đây, với tin đồn, Thủ tướng Phạm Minh Chính bị tai nạn giao thông khiến ông bị gãy tay, và đặt câu hỏi: Liệu từ nay đến trước Đại hội 14, sẽ còn bao nhiêu “tai nạn” tương tự?

Tác giả cảm thán, khi Tổng bí thư làm lễ dâng hương tại Hoàng Thành sau Tết Nguyên đán, khấn vái trên vùng đất phủ lấp bao đời vua, ông nghĩ gì về sự hưng phế của các triều đại? Và không biết, ông có dự cảm gì, khi ông vừa mới vắng mặt thời gian ngắn, mà các “thủ túc” đã khởi chiến? Ông không biết ai trong số ông chấm sẽ là người trung thành khi ông rời cõi tạm để đi gặp các cụ Mác – Lê – Hồ? Trong khi đó, các cuộc đấu “sau hậu trường” chính trị Ba Đình vẫn diễn ra ngấm ngầm nhưng quyết liệt.

Theo logic thông thường, vẫn theo tác giả, các “Sứ quân” sốt ruột khi biết rằng, “Hoàng đế chưa băng hà” và “việc truyền ngôi” vẫn theo lộ trình cũ (phải chờ đến đầu tháng 1/2026), thì liệu, họ có “hiệp thông” với nhau để ép Tổng Bí thư nghỉ hưu sớm? Cuộc “vuốt râu hùm” này, “Sứ quân” nào dám khởi xướng, một khi chưa biết rõ “chiếu chỉ” từ Thiên triều sẽ rọi vào ai?

 

Thu Phương – thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023