Vì sao Tổng Trọng bỏ mặc Bãi Tư Chính cho Trung Quốc hoành hành?

Vì sao “Tổng Bạc” bỏ mặc Bãi Tư Chính cho Trung quốc hoành hành?

Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đây là khu vực được đánh giá có trữ lượng dầu mỏ và khi đốt lớn, mà các công ty liên doanh của Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Nga đang tiến hành khai thác.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc gia tăng sức ép lên Việt Nam ở khu vực này, bằng cách liên tục cho tàu hải cảnh quần thảo, nhằm gây áp lực buộc Việt Nam phải ngưng các dự án thăm dò dầu khí ở khu vực này.

Đáng chú ý, những ngày gần đây, tàu hải cảnh Trung Quốc lại tiến vào Bãi Tư Chính, nhưng, vẫn như mọi lần, truyền thông nhà nước Việt Nam im bặt, không hề đưa tin.

Đài Á Châu Tự Do ngày 19/2 đưa tin: “Biển Đông: Tàu Trung Quốc xâm phạm các lô dầu khí của Việt Nam ở Bãi Tư Chính”. Bản tin cho biết, ngày 18/2, Trung Quốc đã điều tàu hải cảnh đi vào khu vực các lô dầu khí của Việt Nam ở vùng biển Bãi Tư Chính.

Động thái này diễn ra chỉ sau một tháng, khi lực lượng hải cảnh của Trung Quốc điều tàu lớn nhất của họ, tiến vào vùng biển xung quanh khu vực này.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã liên tiếp tìm cách cản trở các hoạt động khai thác và thăm dò dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông. Điều đó đã ảnh hưởng lớn đến việc khai thác dầu khí của Việt Nam

Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc cho biết, khu vực Bãi Tư Chính chưa có dự án khai thác dầu khí nào. Tất cả các mỏ Việt Nam ký hợp đồng liên doanh với nước ngoài, hoặc nước ngoài đầu tư khai thác trong những năm qua, đều nằm trên bồn trũng Nam Côn Sơn, hoặc các khu vực khác.

Nói về sự cố khiến 2 hãng nước ngoài là Repsol và Noble phải rút đi, huỷ các hợp đồng thăm dò với nhà nước Việt Nam, và khởi kiện để đòi bồi thường, ông Đinh Kim Phúc cho biết:

“Để bảo vệ các lô khai thác dầu khí của Việt Nam, Chính phủ Việt Nam sẽ phải cứng rắn hơn để không có lô dầu khí nào phải tạm dừng vì sức ép của Trung Quốc.”

Vẫn theo ông Phúc, nếu các tàu hải cảnh của Trung Quốc tiếp tục gây hấn, mà Việt Nam phải tạm dừng các dự án liên doanh của mình ở trên thềm lục địa của Việt Nam, thì đó là sự thất bại, và trong tương lai Việt Nam sẽ khó đấu tranh với Trung Quốc.

Giới phân tích quốc tế đánh giá, động thái mới nhất kể trên diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc vừa tăng cường mối quan hệ ngoại giao “đặc biệt”, sau chuyến thăm Hà Nội của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, vào đầu tháng 12/2023.

Trên thực tế, 2 ngày trước chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Hà Nội, thì tàu hải cảnh của Trung Quốc cũng xâm nhập vào khu vực biển quanh Bãi Tư Chính.

Theo các chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, mục đích của Trung Quốc nhằm ngăn không cho Việt Nam mở rộng phạm vi thăm dò và khai thác dầu khí ở khu vực Bãi Tư Chính, để buộc Việt Nam phải hợp tác khai thác chung với Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là, Việt Nam phải thừa nhận các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực này. Đây là viễn cảnh rất khó chấp nhận đối với Việt Nam.

Chiến lược này cũng được áp dụng đối với một số quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, như Philippines là một ví dụ, và cho đến nay, chiến lược này tỏ ra khá hiệu quả.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, động thái này của Bắc Kinh nhằm dằn mặt đối với Việt Nam, sau khi Hà Nội có những bước đi ngả sang Hoa Kỳ nhiều hơn. Đồng thời, đây cũng là cách mà Trung Quốc lấn tới, đòi thêm chủ quyền ngay tại vùng thềm lục địa của Việt Nam.

Trong bối cảnh Nga xâm lược Ukraine, đã có nhiều quan ngại cho rằng, Bắc Kinh sẽ gây sức ép để buộc Nga từ bỏ hợp tác với Việt Nam. Theo Giáo sư Carlyle Thayer, nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam người Úc, điều tồi tệ nhất là Trung Quốc thành công ép các công ty Nga chấm dứt hợp tác với Việt Nam. Nhưng tồi tệ hơn nữa, là Việt Nam không có cách nào để có thể buộc Trung Quốc phải xuống nước.

Theo giới quan sát, những vấn đề về đấu đá chính trị thượng tầng, Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam có thể không công bố rộng rãi cho dân chúng biết. Nhưng những gì xảy ra liên quan đến chủ quyền Biển Đông nói chung, hay chủ quyền Bãi Tư Chính nói riêng, thì người dân luôn có quyền được nhận thông tin chính thức từ nhà nước.

Một câu hỏi đặt ra là, vì sao và điều gì khiến báo chí trong nước buộc phải im lặng, trước những diễn biến trên vùng biển Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam?

Nhưng điều đáng lo ngại hơn thế, theo nhà báo Chiến Thành trong bài viết “Có hai đòn cân não quanh Bãi Tư Chính”, đã đưa ra nhận định rằng:

“Tay chân của Tàu Cộng đã thọc quá sâu, nắm giữ quá nhiều “át chủ bài”, khiến ông Trọng và phe cánh phải nhìn trước nhìn sau rất lâu, trước khi có quyết định cuối cùng.”./.

 

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023