Bộ Quốc phòng triển khai Kế hoạch chống Tô đại “phản loạn” với sự giúp sức của TQ?

Những đồn đoán về sức khỏe của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, đã được truyền thông quốc tế quan tâm.

Một hãng tin quốc tế, trong một bản tin ngắn đã gián tiếp xác nhận thông tin trên, sau việc Tổng Bí thư Trọng vắng mặt tại một số sự kiện ngoại giao quan trọng, trong khoảng hai tuần qua.

Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề sức khỏe của ông Trọng trở thành tâm điểm của dư luận. Trước đó, ngày 14/4/2019, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng được cho là bị đột quỵ trong chuyến công tác tại Kiên Giang.

Ngày 13/1/2024, theo giới thạo tin cho biết, ông Trọng đã rơi vào hôn mê. Theo đó, thông tin cho hay, buổi chiều muộn ngày 26/12/2023, sau khi dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, ông Trọng đã có vấn đề về sức khoẻ, và lập tức được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Quân đội Trung ương 108 ở Hà Nội. Tại đây, Tổng Bí thư Trọng được chẩn đoán bị nhồi máu não, và được đưa vào khoa hồi sức cấp cứu (ICU).

Các nguồn tin cho biết, ông Trọng bị tai biến tái phát lần thứ hai, sơ bộ, các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán, “xuất huyết não bán cầu phải”. Sau đó, diễn biến bệnh tình của ông Trọng mỗi ngày một xấu đi, bất ngờ chuyển biến nặng, tỉnh rồi mê, mê rồi tỉnh. Sau cùng rơi vào hôn mê sâu, các bác sĩ tiên lượng vô cùng xấu.

Được biết, trong suốt cả tuần qua, người dân thấy, lực lượng quân đội và công an rất đông, lập chốt phong tỏa các lối ra vào Bệnh viện 108.

Ở Khoa A2, nơi Tổng Bí thư nằm điều trị ở tầng 11, tất cả các lối ra vào đều bị phong toả. Theo đó, tuyến kiểm soát vòng ngoài do Bộ Công an chịu trách nhiệm, còn vòng trong cùng, kể từ vị trí cầu thang số 6 dẫn lên các lầu, được lực lượng Tổng cục 2 Tình báo Quân đội đảm trách. Chỉ những ai có thẻ đặc biệt mới được phép ra vào. Tại phòng điều trị của Tổng Bí thư, khách tới thăm chỉ được tiếp xúc qua màn hình trực tuyến do quân đội kiểm soát.

Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đột ngột có vấn đề về sức khỏe, trong khi, kế hoạch nhân sự kế nhiệm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, vẫn chưa ngã ngũ. Nếu ông Trọng có mệnh hệ gì mà ra đi đột ngột, thì ai sẽ là người thay thế ông, nắm giữ chức vụ đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, là câu hỏi lớn mà giới lãnh đạo cấp cao của Đảng đang đặt ra.

Trong một động thái mà giới quan sát cho là khá bất thường, ngày 9/1, Bộ Tư lệnh Quân khu Thủ đô Hà Nội bất ngờ Khai mạc tập huấn công tác quân sự, quốc phòng năm 2024”.

Giới quan sát cho rằng, dường như, lãnh đạo Bộ Quốc phòng đang triển khai một kế hoạch “chống đảo chính”. Việc này đã từng xảy ra trước đây, khi ông Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – có ý định phản loạn. Nhưng kế hoạch của ông Phùng Quang Thanh đã bị Tổng cục V Tình báo của Bộ Công an, dưới thời Bộ trưởng Trần Đại Quang, phát hiện. Đây là nhờ có sự cảnh báo của cơ quan tình báo Mỹ tại thời điểm đó.

Đó là lý do, vì sao có sự kiện sáng 3/7/2015, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã “bất ngờ” tổ chức lễ bàn giao chức Tư lệnh và Chính uỷ Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, theo các quyết định của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng.

Cụ thể, Trung tướng Phí Quốc Tuấn – Tư lệnh, và Trung tướng Lê Hùng Mạnh – Chính uỷ Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, bất ngờ nhận quyết định nghỉ hưu. Đồng thời Bộ Quốc phòng đã ra quyết định bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Doãn Anh, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, lên giữ chức Tư lệnh; Thiếu tướng Nguyễn Thế Kết, Phó Chính uỷ giữ chức Chính uỷ thay thế.

Đáng chú ý, trong lần này, Bộ Quốc phòng yêu cầu Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội, tổ chức sự kiện “tập huấn công tác quân sự, quốc phòng năm 2024”, trước 1 ngày, so với chuyến thăm của Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Trần Tư Nguyên. Chuyến thăm của ông Trần Tư Nguyên cũng khá bất ngờ, và ông đã được Bộ trưởng Tô Lâm hội kiến và nhờ vả.

Chiều ngày 10/1, Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc đã phối hợp tổ chức Hội nghị Đối thoại cấp Thứ trưởng về An ninh chính trị lần thứ nhất. Đồng thời, hai bên đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về an ninh chính trị giữa hai Bộ Công an hai nước.

Theo giới quan sát, đây là các biểu hiện mờ ám và rất đáng nghi vấn, trong bối cảnh có những đồn đoán cho rằng, Ban lãnh đạo Bắc Kinh sẽ ủng hộ một nhân sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo đó, Bộ trưởng Công an Tô Lâm được chọn là người thay thế ông Nguyễn Phú Trọng, trên cương vị Tổng Bí thư.

Một nguồn tin cho biết, lãnh đạo Bộ Quốc phòng đã đặt ra nhiều câu hỏi và đề nghị Bộ Công an trả lời bằng văn bản.

Cụ thể: “việc hợp tác giữa Bộ Công an Việt nam và Bộ Công an Trung quốc là hợp tác về vấn đề gì?”. “Tại sao là “lần thứ nhất”và vì sao lại diễn ra ngay vào thời điểm nhạy cảm này, và việc này, Bộ Công an đã báo cáo với Tổng Bí thư và Bộ Chính trị hay chưa?”…

Xin nhắc lại, ngày 10/1, trang Facebook của đảng Việt Tân đưa ra lời bình đáng chú ý:

“Tô Lâm là nhân vật có tham vọng lớn, là một trong những người được dư luận cho rằng, y là một trong những đồ tể. Nếu y thành công lật đổ được Nguyễn Phú Trọng thì dân càng khổ hơn”.

Liệu tuyến phòng thủ cuối cùng của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang có ngăn chặn được tham vọng muốn làm Tổng Bí thư của ông Tô Lâm hay không?./.

Trà My – Thoibao.de

13.1.2024

Kasse animation 7.8.2023