Link Video: https://youtu.be/R0RWeSAJDHs
Ngày 7/11, RFA Tiếng Việt đăng bài bình luận “Chuyện gì đằng sau vụ án tham nhũng mới nhất ở Hà Nội?” của Giáo sư Zachary Abuza – giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ ở Washington và là trợ giảng tại Đại học Georgetown.
Tác giả đề cập đến nữ doanh nhân hiện đang trốn chạy Nguyễn Thị Thanh Nhàn, và cho rằng, đây không được xem là vụ án gian lận và hối lộ bình thường, vì người phụ nữ này được cho là có quan hệ với Thủ tướng Phạm Minh Chính. Các cuộc đấu đá chính trị nội bộ của giới tinh hoa rõ ràng đang diễn ra, khi cuộc chạy đua quyền lực trước kỳ Đại hội Đảng lần thứ 14 đang có chiều hướng tăng tốc.
Tác giả cho hay, bà Nhàn được đồn là người tình cũ của ông Chính. Nhưng ngay cả khi đó là một tin đồn không có cơ sở, thì bà Nhàn rõ ràng đã được hưởng lợi từ mối quan hệ thân thiết với ông Thủ tướng và các nhà lãnh đạo khác.
Bà có đặc điểm là chịu khó nuôi dưỡng quan hệ với các lãnh đạo tỉnh, nơi bà tìm kiếm các hợp đồng làm ăn.
Ngoài việc kinh doanh vật tư y tế, bà Nhàn còn được cho là đã trở thành người môi giới cho việc mua sắm vũ khí từ Israel của Việt Nam.
Với bà Nhàn là trung gian môi giới, Israel đã đàm phán bán thêm khoảng hai tỷ USD vũ khí cho Việt Nam, trong đó có cả tên lửa đất đối không và các hệ thống vũ khí khác.
Tác giả nhận xét, bà Nhàn chưa bao giờ bị buộc tội vì bất kỳ hoạt động gì liên quan đến việc mua sắm vũ khí – điều này có lẽ phản ánh nỗi lo sợ sẽ làm hé lộ thông tin về các hoạt động mua sắm của quân đội – vốn là một vấn đề nhạy cảm.
Từ trước đến nay phía Viện kiểm sát chỉ tập trung vào các giao dịch trong trong lĩnh vực y tế của bà, rất giống cách các điều tra viên có thể đang tập trung vào các hoạt động kinh doanh khác của nữ tài phiệt Nguyễn Thị Phương Thảo, hơn là vào Tập đoàn SOVICO của bà – một doanh nghiệp vốn có lịch sử môi giới nhập khẩu vũ khí từ Nga.
Tác giả cho rằng, trong bối cảnh của công cuộc “đốt lò”, sau khi hai phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam bị cách chức, ông Chính được cho là đã trải qua một buổi tự phê bình và được tiếp tục giữ chức.
Nhưng có thể nói, điều thực sự đã cứu ông không phải sự vô tội của ông, mà là việc thiếu một người thay thế rõ ràng. Không ai trong số các phó thủ tướng mới là ủy viên Bộ Chính trị, và có một sự thiếu hụt tổng thể về kinh nghiệm quản lý kinh tế trong cơ quan nắm quyền ra quyết định tối cao nhất ở Việt Nam.
Tác giả nhận định rằng, phiên tòa xét xử bà Nhàn có thể là một nỗ lực mới nhằm làm suy yếu Thủ tướng Chính, khi cuộc đua vào các vị trí lãnh đạo đang nóng lên trước kỳ Đại hội lần thứ 14 của Đảng Cộng sản Việt Nam, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 1/2026.
Tác giả phân tích, Bộ Chính trị tiếp tục chỉ có 17 thành viên, vì cả hai Hội nghị Trung ương lần thứ 7 và thứ 8, đã không đạt được đủ sự đồng thuận để bầu các ủy viên mới, sau khi hạ bệ các ông Phạm Bình Minh và Nguyễn Xuân Phúc.
Trong khi đó, Bộ trưởng Công an Tô Lâm tiếp tục vũ khí hóa một cách hiệu quả Bộ đầy quyền lực của mình, để điều tra và vô hiệu hóa các đối thủ chính trị.
Tuy nhiên, việc hạ bệ hai phó thủ tướng và Chủ tịch nước đã dẫn tới những câu hỏi về sự ổn định chính trị – một trong những điểm mạnh cơ bản của Việt Nam.
Như vậy, tác giả kết luận, chiến dịch “Đốt lò” dường như không còn hướng mục tiêu vào các quan chức cao cấp, mà thay vào đó là những người được họ bảo trợ, gia đình, đối tác làm ăn, với hy vọng rằng sẽ mang đến những bằng chứng buộc tội. Cách tiếp cận gián tiếp này ít tạo ra tin tức giật gân hơn, nhưng là chìa khóa để hiểu những diễn biến, điều động phía sau hậu trường.
Quang Minh
>>> Đấu tố Thành Bưởi, trở lại cách hành xử man rợ thời cải cách ruộng đất
>>> Vụ lấp biển vịnh Hạ Long có mùi đánh nhau
>>> Đầu tư công – quan chức cẩn thận kẻo thành củi
>>> Sau lùm xùm, Hà Nội đã chi trả tiền hỗ trợ cho nạn nhân vụ cháy chung cư mini
Liệu chính quyền Việt Nam có cho phép trùng tu Nghĩa trang Biên Hòa, khi Đại sứ Mỹ tìm cách vận động?