Bốn luận cứ về việc nâng “vượt cấp” quan hệ với Mỹ sẽ thúc đẩy cải cách thể chế Việt Nam

Link Youtube: https://youtu.be/fYpEO2WxhDI

 

Ngày 18/9, RFA Tiếng Việt có bài bình luận “Nâng “vượt cấp” quan hệ với Mỹ thúc đẩy cải cách thể chế ở Việt Nam thế nào?” của Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phạm Quý Thọ, nguyên Trưởng Khoa Chính sách Công, Học Viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch- Đầu tư, Việt Nam.

Tác giả cho biết, “điều đặc biệt” trong việc nâng cấp quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ lên “đối tác chiến lược toàn diện”, là việc ký kết diễn ra giữa ông Trọng là người đứng đầu chế độ Đảng Cộng sản toàn trị và ông Biden là Tổng thống Mỹ đương nhiệm của chế độ dân chủ kiểu phương Tây.

 

Tác giả đặt vấn đề, “điều đặc biệt” này sẽ thúc đẩy cải cách thể chế ở Việt Nam thế nào?

Tác giả bình luận, đường lối “Đổi mới” ở Việt Nam do Đảng Cộng sản độc tôn lãnh đạo, đã đề xướng và thực hiện. Trong quá trình này, có lúc thăng lúc trầm, phải điều chỉnh, dù nhanh chậm, tiến lùi, nhưng vẫn trong xu hướng tích cực: Tăng trưởng kinh tế, hội nhập với khu vực và thế giới. Trong đó nhấn mạnh những vấn đề chung: Tăng trưởng xanh, năng lượng sạch, chống biến đổi khí hậu… Và, cải cách thể chế được xác định trong các văn kiện chính thức của Đảng Cộng sản, là một trong ba đột phá chiến lược phát triển đất nước.

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế luôn được ưu tiên đồng thời với duy trì chế độ, khiến giới đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền “không hài lòng”.

Tác giả nhận định, việc nâng “vượt” cấp quan hệ Việt – Mỹ sẽ thúc đẩy cải cách thể chế ở Việt Nam, trước hết theo hướng thị trường và, về lâu dài, theo hướng dân chủ hoá đất nước.

Tác giả nêu 4 luận cứ cho nhận xét này là:

Một, chế độ Đảng Cộng sản toàn trị ở Việt Nam sau hơn 30 thực hiện đường lối “Đổi mới”, đã phải dựa vào tăng trưởng kinh tế nhờ thị trường để đảm bảo tính chính danh của nó. Nay Đảng cần tiếp tục hoàn thiện kinh tế thị trường để phát triển, đây là xu hướng không thể đảo ngược.

Hai, việc nâng vượt cấp quan hệ với Mỹ lên “hết cỡ”, sẽ mở ra cơ hội tăng cường buôn bán và đầu tư song phương. Từ đó, từng bước có thể thay đổi mô hình kinh tế hiện thời, vốn dựa chủ yếu vào hai trụ cột là bất động sản (lợi dụng về sở hữu công đất đai) và đầu tư nước ngoài (chủ yếu là gia công, lắp ráp) đang trong cơn khủng hoảng. Thời kỳ hoàng kim của mô hình Trung Quốc đang trong hồi kết, đang hàm ý về sự thay đổi “đột phá” chính sách cải cách thể chế ở Việt Nam, liệu có cần thiết cuộc “Đổi mới” lần 2 và như thế nào?!

 

Tổng thống Biden gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến thăm vừa qua

 

Ba, để hiện thực hoá hai điểm trên, thể chế kinh tế cần được thiết lập tương ứng. Tuy nhiên, “ý thức hệ Xã hội Chủ nghĩa” đang là rào cản đối với kinh tế thị trường. Các nguyên tắc chủ yếu để thị trường vận hành, như sở hữu tư nhân, tự do kinh doanh, động cơ lợi nhuận, tự do cạnh tranh bình đẳng và chủ quyền của người tiêu dùng, không được xác lập chắc chắn, minh bạch và khả thi. Các điều luật có liên quan hoặc có “tuổi thọ ngắn, hay phải sửa đổi, tính khả thi thấp” hoặc “bế tắc” trong thể chế hoá, chẳng hạn Luật Đất đai sửa đổi 2023 mâu thuẫn giữa “sở hữu toàn dân, nhà nước quản lý” và thị trường…

Bốn, sự tách rời thể chế kinh tế và thể chế chính trị là không thể, về cả lý luận và thực tiễn. Một trong những hậu quả nặng nề là sự tha hóa quyền lực công mang tính hệ thống, mà biểu hiện rõ ràng trong nghịch lý tăng trưởng tương đối cao, đồng thời với vấn nạn tham nhũng tràn lan, nghiêm trọng. Quốc nạn tham nhũng đã huỷ hoại niềm tin về sự trong sạch của Đảng, đòi hỏi công khai minh bạch về nguồn gốc tài sản của quan chức nói riêng và tăng cường dân chủ hoá nói chung, thức tỉnh đòi hỏi về quyền con người được hiến định…

Việc nâng “vượt” cấp quan hệ với Mỹ sẽ thúc đẩy cải cách thể chế, nhưng “quả bóng đang ở phần sân” Việt Nam, giới lãnh đạo và người dân.

Tác giả kết luận, dẫu biết rằng, không dễ gì để thoát khỏi chế độ Đảng Cộng sản toàn trị, khi giới lãnh đạo phải là một phần “cơ hữu” của tháp quyền lực tập trung. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, sự đảm bảo tính chính danh cho chế độ, đang cần sự đột phá cải cách. Vì vậy, việc nâng “vượt” cấp quan hệ với Mỹ lên đối tác chiến lược toàn diện, nên chăng được coi như sự thay đổi “khôn khéo”, một cú huých cho cải cách thể chế.

 

Minh Vũ – thoibao.de

 

>>>Muốn gặp Mỹ phải “lụy” Tàu. Tổng đạp đầu dân, cúi đầu trước “bạn vàng”?

>>>Đại án Việt Á: Chạy tội cho quan tham, Trung tướng Tô Ân Xô “vụng chèo khéo chống”?

>>>Những căn bệnh nguy hiểm của quan chức Cộng sản

>>>“Phải thay đổi để chúng ta có quyền hy vọng trời mỗi ngày lại sáng!”

Lần đầu tiên một Tổng thống đứng cạnh một Đảng trưởng trên bục danh dự

Kasse animation 7.8.2023