Những dấu hiệu cho thấy nội bộ Trung Quốc đang bất ổn

Link Youtube: https://youtu.be/MC6KW0jCl5o

 

Ngày 5/9, tờ báo Nikkei Asia của Nhật có bài bình luận về Tập Cận Bình của phóng viên cấp cao Katsuji Nakazawa. Sau đó, bài báo đã được dịch giả Kim Phung dịch và đăng trên trang Nghiên cứu Quốc tế ngày 11/9, với tựa đề “Tập Cận Bình bị các đảng viên lão thành ở Đắc Đới Hà khiển trách”.

Tác giả Nakazawa cho biết, đang có những dấu hiệu cho thấy bất ổn trong chính trị nội bộ Trung Quốc.

 

Hôm 4/9, có thông báo rằng, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không tham dự Hội nghị Thượng đỉnh sắp tới của Nhóm 20 nền kinh tế lớn, ở Ấn Độ. Thủ tướng Lý Cường sẽ thay ông dự sự kiện này.

Đây là lần đầu tiên Tập bỏ qua Hội nghị Thượng đỉnh G20, sự kiện mà ông luôn coi trọng, với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc.

Tác giả cho rằng, nguyên nhân dường như đến từ mật nghị Bắc Đới Hà mùa hè này. Đây là cuộc họp thường niên của các nhà lãnh đạo đương nhiệm và đã nghỉ hưu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tại khu nghỉ mát ven biển Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc.

Nội dung các cuộc thảo luận không chính thức này chưa bao giờ được công bố, nhưng chi tiết của cuộc thảo luận năm nay lại vừa xuất hiện. Nói ngắn gọn, mật nghị Bắc Đới Hà lần này có cảm giác khác biệt đáng kể so với 10 cuộc họp trước đó, diễn ra kể từ khi Tập trở thành Tổng Bí thư vào năm 2012.

Tác giả dẫn các nguồn tin cho biết, tại cuộc họp năm nay, một nhóm đảng viên lão thành đã khiển trách nhà lãnh đạo cấp cao theo những cách mà họ chưa từng làm cho đến bây giờ. Tập sau đó đã bày tỏ sự thất vọng với các trợ lý thân cận nhất của mình.

Tác giả nhận xét, Bắc Đới Hà năm nay thiếu vắng cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân đã qua đời và cựu Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào. Sự vắng mặt của những nhân vật này có thể đã tạo ra một tình huống có lợi cho Tập. Nhưng sự việc không đơn giản như vậy.

 

Bài dịch ra tiếng Việt đăng trên trang Nghiên cứu Quốc tế

 

Tác giả phân tích, kinh tế Trung Quốc đang suy thoái chưa từng thấy kể từ sau khi “cải cách và mở cửa” từ cuối những năm 1970, khiến tỷ lệ thất nghiệp rất cao. Quân đội hỗn loạn sau khi hai tướng lĩnh hàng đầu của Quân chủng Tên lửa bị thanh trừng hồi tháng 7.

Ngoại trưởng Tần Cương đã bị cách chức mà không rõ lý do, với những nghi ngờ tiếp tục lan rộng trong Bộ.

Tác giả dẫn các nguồn tin cho biết, các đảng viên lão thành đã triệu tập một cuộc họp riêng trước khi Hội nghị Bắc Đới Hà diễn ra. Họ tập hợp các ý kiến để chuyển đến lãnh đạo đương nhiệm Tập Cận Bình.

Nội dung chính của thông điệp là, nếu tình trạng hỗn loạn chính trị, kinh tế, và xã hội tiếp tục diễn ra mà không có biện pháp đối phó hiệu quả nào được thực hiện, Đảng có thể mất đi sự ủng hộ của công chúng, gây ra mối đe dọa cho sự cai trị của Đảng.

Tác giả cho hay, sau khi bị các đảng viên lão thành bất ngờ chỉ trích gay gắt, Tập đã hội ý với các trợ lý thân cận của ông. Theo thông tin bị rò rỉ, Tập đã thể hiện sự thất vọng của mình, chỉ trích ba người tiền nhiệm – Đặng Tiểu Bình, Giang và Hồ.

Ông được cho là đã nói rằng, “Tất cả những vấn đề mà ba nhà lãnh đạo tiền nhiệm để lại, đều đè lên vai tôi. Tôi đã dành cả 10 năm qua để giải quyết chúng, nhưng chúng vẫn chưa được giải quyết. Vậy tôi có phải là người đáng trách không?”

Ông cũng được cho là đã nói với các trợ lý của mình rằng, nhiệm vụ của họ bây giờ là giải quyết những vấn đề còn sót lại này.

 

Tác giả bình luận, quyết định từ bỏ Thượng đỉnh G20 sắp tới ở Ấn Độ của Tập, có thể là một nỗ lực nhằm tránh bị mất mặt.

Tuy nhiên, việc bỏ qua G20 kéo theo một sự vắng mặt khác. Cuối tháng 8, ngay sau khi mật nghị Bắc Đới Hà kết thúc, Tập đã không xuất hiện tại một diễn đàn kinh doanh được tổ chức bên lề hội nghị thượng đỉnh BRICS, với sự tham gia của Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi, được tổ chức tại Nam Phi.

Tác giả đề cập đến một giả thuyết cho rằng, Tập đã không tham dự diễn đàn, vì người ta lo ngại ông có thể bị hỏi những câu hỏi trực tiếp về tình hình hoạt động kém cỏi của nền kinh tế Trung Quốc.

Một yếu tố chính khác đằng sau sự vắng mặt của Tập tại G20, là không có đột phá nào trong quan hệ đang bị đình trệ với Mỹ.

Với việc cả Mỹ và Trung Quốc đều không chấp nhận những nhượng bộ lớn trong các vấn đề kinh tế quan trọng, Tập khó có thể biện minh cho một cuộc gặp thân thiện với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Trong hoàn cảnh hiện tại, không rõ liệu Tập có thể tới Mỹ vào tháng 11 để tham dự diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ở San Francisco hay không. Sự vắng mặt của ông trong Hội nghị đó có thể sẽ là “báo động đỏ”, tác giả cho hay.

 

Hoàng Anh – thoibao.de

 

 

>>>Về Quảng Ninh gặp ngay “xương voi”, Đinh Văn Nơi nuốt mãi không trôi!

>>>Nhiều người Việt ủng hộ nâng cấp mối quan hệ Việt – Mỹ

>>>Anh Trần Huỳnh Duy Thức và các tù nhân lương tâm bị đe dọa tính mạng tại trại giam số 6

>>>Lộ bí mật các dữ liệu thông tin của công dân: Lỗ hổng ở đâu, Cục An ninh mạng cần trả lời?

Nguyễn Chí Vịnh mắc bệnh “lạ” sức khỏe suy sụp do bàn tay Trung Quốc: Sự thật hay tin đồn?

Kasse animation 7.8.2023