Muốn gặp Mỹ phải “lụy” Tàu. Tổng đạp đầu dân, cúi đầu trước “bạn vàng”?

 

Hồi đầu năm 2016, khi Đại hội 12 đang đi vào giai đoạn gay cấn, khi các ứng viên đang tăng tốc để chạy nước rút vào Bộ Chính trị và Trung ương Đảng khóa mới, thì bất ngờ, đặc phái viên của ông Tập Cận Bình – ông Tống Đào – đến Việt Nam vào ngày 26/1. Ngay sau đó, ngày 27/1, khi bầu Bộ Chính trị và Ban Bí thư của Trung ương Đảng khóa mới, ông Nguyễn Phú Trọng đã tái đắc cử chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Tống Đào ở thăm Việt Nam đến ngày 30/1/2016, sau khi Đại hội đã bế mạc.

Một tháng sau, ông Nguyễn Phú Trọng cũng cử đặc phái viên của mình, là Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân, đến Bắc Kinh gặp ông Tập Cận Bình. Ông Hoàng Bình Quân không có tư cách gặp ông Tập, tuy nhiên, vì mang sứ điệp của ông Tổng Trọng gửi đến ông Tập, nên ông Hoàng Bình Quân mới được ông Tập đón tiếp.

Sự kết nối giữa ông Tổng Bí thư Việt Nam và ông Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc bằng cách như thế. Cách liên lạc có vẻ riêng tư và bí mật. Hai ông này, nếu không gặp trực tiếp, thì gặp qua đặc phái viên như thế. Họ bàn với nhau vấn đề gì, nhân dân không hề hay biết.

Nguồn tin riêng đã cho chúng tôi biết, nhóm tạo phản Đinh La Thăng – Đinh Thế Huynh – Trần Đại Quang bị phát hiện là bởi có phía Trung Quốc giúp đỡ. Nhờ đó, ông Trọng đã phá tan nhóm này và giữ được thế vô đối trên chính trường, dù ông đã 79 tuổi, sức khỏe yếu, không còn đủ năng lực để đảm nhận nhiệm vụ ở vị trí đứng đầu nữa.

Được biết, tuy ông Nguyễn Phú Trọng làm Bí thư Quân ủy Trung ương, nhưng ông chưa bao giờ nắm được Tổng Cục 2 (tức Tổng cục Tình báo Quân đội). Trong khi đó, ông Nguyễn Tấn Dũng nắm rất chắc cơ quan này, nhưng vẫn phải chịu thua trước thế lực của ông Trọng.

Hiện nay, ông Nguyễn Chí Vịnh ngã bệnh một cách bất ngờ, làm cho một số người tin rằng, Tổng Cục 2 đã bị lép vế, không còn đủ khả năng để bảo vệ người cũ của mình.

Ông Nguyễn Phú Trọng là người quyết định chính sách ngoại giao giữa 2 đảng Cộng Sản. Cứ mỗi lần ông Tập Cận Bình tái đắc cử, thì ông Trọng lại “mang râu đội mũ” sang chầu Bắc Kinh. Hành động này làm dấy lên nghi ngờ rằng, cứ mỗi nhiệm kỳ, ông Tập thiết lập một chính sách ngoại giao mới, thì ông Trọng lại sang Bắc Kinh “nhận lệnh”. Quy luật này đã duy trì suốt 3 nhiệm kỳ của ông Tập, tương ứng với 3 nhiệm kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng.

Việt Nam xích lại gần Mỹ sẽ mang đến nhiều lợi ích về khả năng tự lực tự cường cho đất nước, ai cũng thấy điều đó. Đảng Cộng sản vẫn biết điều đó, chính họ cũng ngày một nâng cao mối quan hệ với Mỹ. Đồng thời, Mỹ cũng cần Việt Nam gần họ hơn, để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của Việt Nam hiện nay, là người đứng đầu Đảng Cộng sản – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng không thể cứng rắn với ông “bạn vàng” phương Bắc, bởi những mối quan hệ chìm mà người dân không thể thấy. Những mối quan hệ đã giúp ông Tổng Bí thư thiết lập được thế độc tôn trên chính trường, nhưng chính nó cũng khiến ông Tổng Bí thư không dám cứng rắn với phương Bắc.

Tổng Thống Mỹ Joe Biden chuẩn bị thăm Việt Nam vào ngày 10/9 tới. Chuyến thăm này sẽ giúp Việt Nam và Mỹ nâng cao mối quan hệ. Tuy nhiên, sẽ là rất tốt nếu ông Nguyễn Phú Trọng không “lụy Tàu” như bao lâu nay. Nhưng, ngày 5/9, ngay trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ, ông Tập Cận Bình đã cử ông Lưu Kiến Siêu, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, gặp trực tiếp ông Nguyễn Phú Trọng. Có người cho rằng, ông Lưu Kiến Siêu mang “giấy phép” của ông Tập, trao cho ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Muốn gặp Mỹ thì gặp, nhưng phải “xin phép trẫm”, một số nhà quan sát đánh giá như thế.

Ở trong nước, ông Trọng cho công an đạp đầu dân. Nào bắt bớ, nào bịt miệng, nào khủng bố vv… kể cả việc đe dọa những người đang ở trong tù. Nhưng với “bạn vàng” phương Bắc, thì ông Tổng vẫn không quên “lễ phép”, muốn làm gì cũng phải xin phép. Cứ như ông bạn vàng này mới là chủ nhà, chứ không phải Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ vậy.

Ý Nhi – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023