Ai kiểm soát được quyền lực trong bóng tối?

Có thể nói, tham nhũng đối với chế độ Cộng sản là bất trị. Việc ông Nguyễn Phú Trọng lập ra cái lò đã lâu và hiện nay ông vẫn đang đốt, nhưng thực tế là, không hề có sự trong sạch nào sau chiến dịch đốt lò. Càng đốt, tham nhũng càng bùng. Và cứ vụ án sau lại nghiêm trọng hơn vụ án trước. Lớp lãnh đạo thay thế, tham nhũng không thua gì lớp đã thành củi.

Không thay đổi thể chế thì không thể kiểm soát được quyền lực

 

Như vụ chuyến bay giải cứu, việc chạy án vẫn cứ diễn ra một cách trắng trợn, có trong sạch được đâu? Rồi vụ Việt Á cũng vậy.

Tưởng rằng, bắt bớ tràn lan đồng nghĩa với việc ông Nguyễn Phú Trọng chống tham nhũng quyết liệt. Nhưng không, bắt nhiều để rồi nó đẻ ra thị trường chạy án. Mà thị trường chạy án lại là một tiêu cực đáng sợ hơn tham nhũng. Có chạy án thì công lý bị bóp méo, kẻ gây tội ác sẽ bị phán quyết nhẹ tội, người vô tội thì bị đẩy vào vòng lao lý.

Quyền lực không bị kiểm soát thì dẫn tới tha hóa, đó là điều quá rõ ràng. Việc quan chức nhúng chàm cho thấy, quyền lực các cấp không được kiểm soát. Ngay cả ông Nguyễn Phú Trọng đang muốn dùng cái lò của ông để kiểm soát quyền lực ở những cấp thấp hơn, nhưng cũng thất bại. Quyền lực ngoài ánh sáng có thể ông kiểm soát được, nhưng có những hoạt động trong bóng tối, làm sao ông kiểm soát? Ông tạo ra những vụ án lớn, rồi trên nền những vụ án đấy, những kẻ có quyền đã buôn bán các bản án với nhau. Cuối cùng, những thanh củi lớn bị ông đốn hạ được gỡ tội, và chỉ nhận những mức án không tương xứng.

Ngày 17/10/2016, trong một lần tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, trước kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV, ông Nguyễn Phú Trọng nói nói về kiểm soát quyền lực như sau: “Phải nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế”. Từ đó đến nay, không biết, ông Trọng đã nhốt được những gì, mà quan chức cứ ngày một tha hóa.

Ngày 21/8 vừa qua, báo Tuổi Trẻ có viết bài về vấn đề cần kiểm soát quyền lực nhiều hơn, nhân vụ án Việt Á. Đây là đề tài cũ được nhắc lại, nhưng cũng chẳng có cách nào để kiểm soát quyền lực, với thể chế chính trị Cộng sản hiện nay. Muốn kiểm soát quyền lực, thì phải phân quyền, phải tam quyền phân lập, không còn cách nào khác. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn bác bỏ về sự đòi hỏi đa nguyên, đa đảng, tam quyền phân lập.

Hiện nay, các nền chính trị đa nguyên đa đảng đã quá tiến bộ. Việc lãnh đạo đất nước được dân đưa lên, rồi có thể bị dân hạ bệ, là rất chuyện bình thường. Ai có năng lực lãnh đạo đất nước thì được tiếp tục, ai không có khả năng lãnh đạo thì bị hạ bệ. Một chính phủ không làm được việc bị giải tán, là chuyện nhẹ nhàng, không phải đổ máu gì cả. Khi nào Việt Nam làm được như vậy, thì xem như, đã kiểm soát được quyền lực. Khi đó, việc giành lấy quyền lực được thực hiện một cách công khai, minh bạch.

Người Cộng sản một mực phủ nhận dân chủ, từ chối cạnh tranh chính trị giữa nhiều đảng phái, là họ đã từ chối sự an toàn cho chính họ. Nhà nước Cộng sản hiện nay cạnh tranh quyền lực rất thiếu lành mạnh. Những năm gần đây, các đồng chí thuốc nhau đến chết là chuyện không còn hiếm nữa. Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang, và giờ đây là Lê Văn Thành vv… rồi sẽ còn nhiều người nữa nối tiếp. Nếu những người này ở trong một bộ máy nhà nước đa đảng, thì họ đã không bị đồng chí của họ ra tay hạ sát một cách tàn nhẫn như vậy.

Một khi Đảng Cộng sản đã dùng luật pháp như công cụ, thì sự công bằng không còn nữa. Cuộc chơi giữa chính quyền và dân, đã không dùng luật pháp phân xử công bằng, thì cuộc chơi giữa các đồng chí với nhau làm sao có sự phân xử công bằng được? Một khi cái tham càng lớn, thì cái ác cũng càng lớn theo. Với đà này, thì chuyện đồng chí thịt đồng chí sẽ ngày một phổ biến hơn. Hôm nay ông Lê Văn Thành, ngày mai ông Nguyễn Chí Vịnh vv… và rồi sẽ còn nhiều người nữa. Trong bóng tối, chẳng ai kiểm soát được.

Thu Phương(Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://tuoitre.vn/vu-viet-a-ban-doc-muon-co-su-kiem-soat-quyen-luc-nhieu-hon-lanh-dao-cac-bo-nganh-20230821140446575.htm

 

Kasse animation 7.8.2023