Quốc hội Việt Nam nên thảo luận điều gì để phát triển đất nước?

Link Video: https://youtu.be/1ZsOSUphLr4

Ngày 11/5, RFA Tiếng Việt có bài phỏng vấn hai nhà báo Trí Minh từ Hà Nội và Võ Văn Tạo từ Nha Trang, về kỳ họp thứ 5 của Quốc hội sắp tới.

Theo đó, ngày 9/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam đang có kỳ họp, chuẩn bị cho kỳ họp thứ 5 của Quốc hội, dự kiến sẽ khai mạc ngày 22/5.

Bình luận về sự kiện này, nhà báo Trí Minh cho biết, ông quan tâm nhất đến dự án luật Đất đai, bởi theo ông, nó ảnh hưởng sâu rộng nhất đến toàn xã hội. Theo ông, vấn đề sở hữu đất đai là vấn đề cốt lõi của Chủ nghĩa Cộng sản. Ở thời kỳ đầu, các nhà nước Cộng sản đều trải qua giai đoạn đấu tranh và thủ tiêu giai cấp địa chủ. Sau khi chế độ Cộng sản nguyên bản sụp đổ, chế độ Cộng sản phiên bản sau đã tự điều chỉnh theo mô hình Trung Quốc, trở nên ôn hòa hơn, không còn tiêu diệt địa chủ nữa, nhưng Nhà nước vẫn giữ quyền sở hữu đất đai dưới vỏ bọc sở hữu toàn dân, mà Nhà nước là đại diện. Nếu bây giờ cho phép sở hữu tư nhân về đất đai, thì chính là đã quay lại quan điểm trước khi Chủ nghĩa Cộng sản (cụ thể hơn là Quốc tế Cộng sản III) hình thành. Điều đó có thể làm mất tính chính danh của nhà nước Cộng sản và có thể làm giảm đi tính chuyên chế trong khả năng năng cưỡng chế thu hồi đất đai. Đó là lý do mà họ kiên quyết không nhắc tới vấn đề này, theo ông Trí Minh.

Nhà báo Võ Văn Tạo thì đề cập đến việc bỏ phiếu tín nhiệm mà Đảng đã thực hiện từ nhiều năm, nhưng kết quả chỉ là những con số không “0” tròn trĩnh. Còn sửa luật đất đai cho đúng và hợp thời đại là “mấu chốt”. Theo ông Tạo, Luật Đất đai gây bất bình trong nhân dân, gây xáo trộn đời sống xã hội và an ninh trật tự. Đảng Cộng sản chỉ cần vứt bỏ cái “khuôn thước” “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” có từ thời Lenin, Stalin. Cái “khuôn thước” ấy tước đoạt quyền tư hữu tài sản quan trọng nhất của nhân dân mà các nước văn minh, tiến bộ và cường thịnh đều tôn trọng. Nó kìm hãm tiềm năng sản xuất, kinh doanh của toàn xã hội, nhưng lại làm giàu nhanh chóng cho quan chức nhà nước và gian thương đi đêm cùng giới chức, tạo ra ngày càng đông đảo đạo quân “dân oan” trên khắp ba miền của cả nước.

Về vấn đề đầu tàu kinh tế của Việt Nam là TP. HCM đang gặp khó khăn, nhà báo Trí Minh cho rằng, chủ yếu là do cơ chế thu ngân sách về Trung ương. TP. HCM phải nộp lại quá nhiều, cỡ 82%. Cho nên, TP. HCM ít có cơ hội tái đầu tư. Hơn nữa, TP. HCM không có một cơ chế đặc thù cho một đô thị đặc biệt, đầu tàu kinh tế, nên đó là vấn đề gây ách tắc.

Hình: Bài trên RFA

Nhà báo Võ Văn Tạo thì cho rằng, hầu hết quan chức chủ chốt ở Trung ương và TP. HCM đều phải có bằng “cao cấp chính trị” (Mác-Lê), chứ không phải tại các đại học uy tín trên thế giới, nên họ khó có thể đưa kinh tế Việt Nam nhanh chóng theo kịp các nước tiên tiến, giàu mạnh được.

Theo nhà báo Trí Minh, Quốc hội cần bàn thảo sớm về luật Thuế Bất động sản (đánh thuế lũy tiến cho sở hữu bất động sản), thậm chí có cả thuế thừa kế, như ở các nước phát triển đã làm. Luật này sẽ ngăn cản việc đầu cơ bất động sản và hành vi mà trong dân gian người ta vẫn gọi là “hy sinh đời bố củng cố đời con”, của nhiều đại gia và quan chức, một điều có hại cho xã hội lâu nay.

Còn theo nhà báo Võ Văn Tạo, Quốc hội nên bàn bạc, tìm hướng thoát cho tình trạng trì trệ, bế tắc do quan chức ngành, địa phương, sợ thành “củi” mà án binh bất động, không dám nghĩ dám làm; tìm biện pháp hữu hiệu vượt khó cho các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản đang gặp khó khăn; tạo mạnh công ăn việc làm, nâng cấp quan hệ, đẩy mạnh hơn nữa ngoại giao thiết thực với Hoa Kỳ và các cường quốc kinh tế – dân chủ…

Trái ngược với quan điểm của các nhà báo, RFA dẫn lời Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, được Thông Tấn Xã Việt Nam đăng tải, cho biết:

Cử tri và nhân dân bày tỏ sự tin tưởng vào kết quả quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đồng thời hoan nghênh Quốc hội đã kịp thời tổ chức các kỳ họp bất thường để bàn bạc, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước về chính sách phục hồi phát triển kinh tế – xã hội, về xây dựng pháp luật, về công tác nhân sự… Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến sâu rộng của nhân dân đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Minh Vũ – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Chặn xuất cảnh đối với người bất đồng chính kiến để trả thù

>>> Vụ án oan khuất của cô giáo Lê Thị Dung từ đâu mà ra?

>>> Phản ứng của Australia trước phản đối của Việt Nam về đồng xu lưu niệm.

Tinh thần người Nga đang xuống thấp


Kasse animation 7.8.2023