Thủ tướng Chính, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, 3 chăm sóc 1 nhưng bất lực!

Link Video: https://youtu.be/lrBScafTdEA

Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào thời kỳ khốn đốn. Quý I/2023 đã qua với tốc độ tăng trưởng thấp chưa từng có. Nguyên nhân của sự khó khăn này có nhiều, trong đó có chính sách tài khóa của Chính phủ và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước là hai nguyên nhân lớn. Tuy nhiên, trong Chính phủ có đến 18 bộ, mà trong đó bộ nào cũng yếu kém trong khả năng quản lý của mình, cũng là những nguyên nhân góp phần vào sự khó khăn chung của nền kinh tế.

Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ kém hiệu quả thì cần một độ trễ nhất định mới ảnh hưởng đến nền kinh tế. Tuy nhiên, có một yếu tố mà nếu để xảy ra khủng hoảng, thiếu nó sẽ quật ngã nền kinh tế ngay và luôn, mà không cần một độ trễ nào cả. Đó chính là vấn đề an ninh năng lượng.

An ninh năng lượng có điện, than và xăng dầu, trong đó phần xăng dầu là cực kỳ quan trọng. Kể từ đầu năm 2022, vấn đề an ninh năng lượng đã được đặt ra, khi mà nhà máy lọc dầu có công suất lớn nhất Việt Nam là nhà máy lọc dầu Nghi Sơn gặp vấn đề phải giảm công suất.

Điều đó đã được cảnh báo, tuy nhiên, đến tháng 10/2022 thì hiện tượng thiếu xăng dầu diễn ra khắp miền Nam. Hiện tượng này ảnh hưởng đến đời sống dân sinh và doanh nghiệp rất nghiêm trọng. Thay vì để thời gian đi làm, cả xã hội phải chực chờ ở các trạm xăng để đổ được xăng dầu. Doanh nghiệp vận tải không chủ động nguồn xăng dầu phải hạn chế vận tải, và thậm chí phải cho xe nghỉ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và thương mại.

Xăng dầu được ví như mạch máu trong nền kinh tế, nếu thiếu máu thì nền kinh tế sẽ èo uột ngay. Điều đáng nói là, vấn đề an ninh năng lượng bị đe dọa đã lặp lại trong những ngày trước và sau Tết Nguyên đán vừa qua. Đây là một thực trạng đáng báo động về sự yếu kém trong quản lý nguồn năng lượng hóa thạch của Bộ Công thương.

Hình: Vấn đề thiếu hụt xăng dầu đang lởn vởn muốn trở lại

Ngày 10/4, báo Tiền Phong có đăng bài viết “Doanh nghiệp xăng dầu lại kêu bị cắt chiết khấu: Đề nghị đối thoại với Bộ Công thương”. Bài viết này cho biết, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu, hơn một tuần trở lại đây, tình trạng chiết khấu thấp, chiết khấu 0 đồng đang trở lại, khiến doanh nghiệp rơi vào cảnh “khó chồng khó”. Như vậy là “bóng ma” thiếu xăng dầu lại lởn vởn, có khả năng nó sẽ quay trở lại lần thứ ba, đánh vào nền kinh tế Việt Nam vốn èo uột xanh xao bằng một cú đấm chí mạng. Quản lý mà cứ để một vấn đề lặp đi lặp lại như vậy thì trách nhiệm thuộc về ai?

Người chịu trách nhiệm trước tiên là ông Bộ trưởng Bộ Công thương, người thứ nhì là ông Lê Văn Thành, Phó Thủ tướng quản lý trực tiếp Bộ Công thương, và người thứ ba là ông Thủ tướng Phạm Minh Chính, vì vấn đề xăng dầu thuộc thẩm quyền quản lý của ông. Hiện nay, ông Lê Văn Thành đã đi chữa bệnh và công việc này được ông Phạm Minh Chính phân công cho ông Lê Minh Khái đảm nhận.

Với một vấn đề là an ninh xăng dầu cho xã hội, mà 3 ông lãnh đạo ở Chính phủ lo không xong. Để vấn đề thiếu hụt xăng dầu cứ lặp đi lặp lại, chứng tỏ rằng, cả 3 ông này đều bất lực trước một vấn đề mang tính sống còn của nền kinh tế Việt Nam.

Với khả năng điều hành Chính phủ như thế, không biết ông Nguyễn Phú Trọng có áp lực gì với ông Thủ tướng họ Phạm này hay không. Làm nhà quản lý vĩ mô, là người đứng đầu Chính phủ, điều hành cả một nền kinh tế, mà chọn một ông làm Bộ trưởng Bộ Công thương như ông Nguyễn Hồng Diên là một thất bại lớn. Chọn Bộ trưởng không có khả năng quản lý, thì vấn đề sẽ được đẩy lên cấp trên. Và khi vấn đề được đẩy lên Phó Thủ tướng, rồi đẩy tiếp lên Thủ tướng mà các ông vẫn loay hoay như gà mắc tóc, thì xem ra, Chính phủ này quá yếu kém rồi.

Quốc Nam – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Ông Thưởng mắc lỗi lớn khi tiếp đón tiếp ông David Hurley

>>> Trung Quốc gây sức ép, Nga có nhượng bộ trên Biển Đông?

>>> Blogger Nguyễn Lân Thắng không đồng ý bị “xét xử kín”

Vụ án chuyến bay giải cứu và câu hỏi về quyền bồi thường của những người mua vé giá cao


Kasse animation 7.8.2023