Tham vọng “lên trời hái sao” của Đinh Tiến Dũng và Trần Sỹ Thanh

Trong vụ chuyến bay giải cứu, mới đây, thành phố Hà Nội nổi lên 2 nhân vật lớn, đó là ông Chủ Xuân Dũng cựu Phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và Nguyễn Anh Tuấn, cựu phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội. Theo kết luận điều tra mà Bộ Công an công bố, ông Dũng nhận hối lộ 2 tỷ đồng và ông Tuấn nhận hối lộ 61 tỷ đồng để chạy án.

Nếu bàn về xa hơn nữa, thì Hà Nội đã có 2 cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố ngồi tù, đó là ông Nguyễn Đức Chung và ông Chu Ngọc Anh. Điều đáng nói là, ông Chu Ngọc Anh được Bộ Chính trị chọn làm Chủ tịch thành phố thay ông Nguyễn Đức Chung cũng chẳng trong sạch gì. Vị trí Chủ tịch thành phố Hà Nội trước nay cho thấy, quan chức chưa bị lộ thay thế quan chức bị lộ, chứ chẳng tìm đâu ra ông quan nào thanh liêm cả.

Xét về sự thay thế từ ông Nguyễn Thế Thảo sang ông Nguyễn Đức Chung, thì cũng chẳng khá gì. Ông Nguyễn Thế Thảo là một ông cựu Chủ tịch thành phố đã để lại nhiều vết tích làm nát thành phố nhất từ xưa đến nay. Đầu tiên, đấy là việc để cho quy hoạch thành phố Hà Nội bị băm nát, đến mức không thể nào nát hơn. Sự quản lý yếu kém và có dấu hiệu tiêu cực rất lớn này đã làm cho các đời chủ tịch sau không cách nào sửa chữa được. Và cả Bộ Xây dựng cũng không cách nào để sửa sai. Ngoài ra ông Nguyễn Thế Thảo là người ra chủ trương chặt 6700 cây cổ thụ tại Hà Nội vào năm 2015.

Đấy là các đời chủ tịch, còn nói về bí thư thì cũng thế. Ông Hoàng Trung Hải làm Bí thư đã bị kỷ luật, nhưng sau đó hạ cánh an toàn, và hiện nay, ông Đinh Tiến Dũng cũng từng bị kỷ luật về mặt Đảng.

Chủ tịch thành phố Hà Nội hiện nay là ông Trần Sỹ Thanh. Ông Thanh nổi tiếng với câu nói “mình trong veo thì sợ gì”. Vâng! Mọi cán bộ đều có quyền nói mình “trong veo” nếu chưa bị lộ. Còn khi bị lộ thì ai cũng mang đầy tội danh không thể nào đếm hết. Ngay cả người đã hạ cánh an toàn như ông cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, cũng có quyền nói từ “trong veo” đối với bản thân mình. Bởi tới nay, ông Thảo chưa hề bị kỷ luật Đảng từ khi tại chức cho tới lúc về hưu. Tuy nhiên, ông Thảo có “trong veo” thật sự hay không lại là chuyện khác.

Nguyên nhân không có cán bộ nào “trong veo” thực sự, là bởi, nếu sống bằng lương, quan chức sẽ nghèo hơn cả phụ hồ, cho nên họ phải tìm cách tư túi. 100% quan chức là tư túi mới sống được, khác chăng là người tư túi ít người tư túi nhiều, và người che đậy tốt người che đậy kém. Người che đậy tốt có quyền lên mặt tự cho bản thân là “trong veo”.

Mới đây, báo Dân Việt có bài viết “Hà Nội sẽ bố trí cán bộ có đạo đức tốt để phục vụ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo”. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội khẳng định, sẽ xem xét trách nhiệm của những nơi để xảy ra “điểm nóng”, chậm giải quyết các vụ việc dân sinh bức xúc, nổi cộm.

Tìm cán bộ có đạo đức khó hơn “lên trời hái sao”

Hai người đứng đầu thành phố Hà Nội hiện nay là ông Đinh Tiến Dũng bí thư, ông Dũng đã bị kỷ luật về mặt Đảng xem như ông Bí thư không phải là người có đạo đức tốt. Còn ông Trần Sỹ Thanh thì sao? Ông Thanh đã từng nói “Mình trong veo thì sợ gì” liệu rằng ông có “trong veo” thật hay ông chỉ là người chưa lộ như ông Chu Ngọc Anh khi tiếp nhận chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố sau khi Nguyễn Đức Chung ngã ngựa?

Có người cho rằng, không chỉ Hà Nội mà cả bộ máy chính quyền Cộng sản từ Trung ương đến địa phương hiện nay cũng không tìm đâu ra người có đạo đức. Việc chọn người để xử lý công việc là chọn những người nào chưa bị lộ, còn bị lộ thì lúc đó sẽ chọn người khác theo tiêu chuẩn như vậy. Đấy là cái vòng luẩn quẩn, loại rồi chọn, và chọn rồi loại mà Đảng Cộng sản đang áp dụng. Tìm ra cán bộ có đạo đức, xem ra còn khó hơn “lên trời hái sao”, có ý kiến cho biết như thế.

Thu Phương – Thôibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://danviet.vn/ha-noi-se-bo-tri-can-bo-co-dao-duc-tot-de-phuc-cong-tac-giai-quyet-khieu-nai-to-cao-20230328170121364.htm