Những cách mà FBI có thể làm để bắt giữ Nguyễn Minh Quốc

Link Video: https://youtu.be/pW2WcAZm_MQ

Như tin đã đưa, ngày 16/3 vừa qua, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã phát lệnh truy nã đối với một công dân Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Minh, về tội điều hành một trang mạng rửa tiền Bitcoin lên tới 3 tỷ đôla. FBI cũng cho biết, trang mạng này đã từng được các hacker Triều Tiên và gián điệp Nga sử dụng.

Bình luận về vấn đề này, VOA Tiếng Việt ngày 18/3 đã đặt câu hỏi rằng, liệu “FBI có thể làm gì để bắt tiến sĩ Nguyễn Quốc Minh trong vụ rửa tiền 3 tỷ đô la?”.

Trong quá khứ, FBI từng sử dụng nhiều biện pháp để bắt giữ một số nghi phạm người Việt và người Mỹ lẩn trốn ở Việt Nam, sau khi họ vi phạm luật pháp Mỹ.

VOA dẫn lời một cựu công chức từng làm việc nhiều năm tại Phái bộ Ngoại giao Mỹ ở Việt Nam và am hiểu hoạt động hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thực thi luật pháp.

Theo người này, Mỹ và Việt Nam chưa ký kết một hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, nên các cơ quan thực thi luật pháp Mỹ sẽ gặp trở ngại lớn khi muốn bắt nghi phạm là công dân Việt Nam và hiện vẫn cư trú ở trong nước.

Người này cho biết, có một số cách đòi hỏi nhiều công sức để chuẩn bị và thực hiện. Đó là giăng bẫy, dụ nghi phạm rời khỏi Việt Nam. Vụ bắt giữ điển hình là trường hợp của hacker Ngô Minh Hiếu, sinh năm 1989 ở Gia Lai, bị FBI “dụ” đến đảo Guam và bắt ở đó hồi tháng 2/2013. Ông Hiếu phạm tội đánh cắp danh tính của nhiều người Mỹ để bán cho bọn tội phạm, hưởng lợi hơn 3 triệu đô la.

Tuy nhiên, vì cách FBI bắt giữ Ngô Minh Hiếu đã được rất nhiều người biết đến, nên nó sẽ không được dùng để bắt ông Minh nữa.

Dù thế, theo cựu công chức Phái bộ Mỹ, hai nước đã từng có nhiều hợp tác trong việc truy tìm, bắt giữ, bàn giao và đưa về Mỹ các nghi phạm là công dân Mỹ, trong số đó có những người gốc Việt.

VOA dẫn lời cựu công chức này, cho biết, quy trình điều tra, bắt giữ bắt đầu bằng việc văn phòng của FBI ở Campuchia kiêm nhiệm cả Việt Nam, sẽ gửi một đề nghị cho Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội. Sau đó, Đại sứ quán sẽ gửi một công hàm đến Bộ Công an Việt Nam đề nghị hỗ trợ.

Sau khi Cục Hợp tác Quốc tế của Bộ Công an tiếp nhận đề nghị của Mỹ, họ sẽ chuyển đến Văn phòng Interpol của Việt Nam và Cục Cảnh sát Hình sự. Trên thực tế, Cục Cảnh sát Hình sự thường là nơi tiến hành việc bắt giữ nghi phạm cho phía Mỹ.

Sau khi bắt được nghi phạm, Công an Việt Nam thông báo cho Đại sứ quán Mỹ, để hai bộ phận An ninh và Dịch vụ Công dân Mỹ của Đại sứ quán đến nhận nghi phạm. Việc này chủ yếu diễn ra tại một sân bay quốc tế của Việt Nam.

Hình: VOA đặt câu hỏi trên trang Facebook của mình

Trong hầu hết các trường hợp, nghi phạm sẽ bị nhân viên của Cảnh sát Tư pháp Liên bang Hoa Kỳ áp giải về Mỹ. Trong trường hợp khẩn cấp, các nhân viên cấp cao của Bộ phận An ninh hoặc thực thi luật pháp thuộc Phái bộ Mỹ ở Việt Nam sẽ áp giải.

Cựu công chức phái bộ Mỹ cho VOA biết thêm rằng, tuy không trực tiếp ra tay bắt giữ các nghi phạm là công dân Mỹ lẩn trốn ở Việt Nam, song các nhân viên thực thi luật pháp Mỹ đã nhiều lần điều tra, truy tìm, định vị chính xác một số nghi phạm, giúp phía Việt Nam rút ngắn thời gian điều tra và bắt giữ thành công.

Theo VOA, FBI đã xác định các dữ liệu, kết hợp với nhiều nguồn thu phát sóng khác nhau, bao gồm điện thoại di động, GPS và WiFi, cho thấy, ông Minh, nghi phạm trong vụ án rửa tiền trị giá 3 tỷ đô la, đã thực sự ở Việt Nam trong những thời điểm diễn ra hoạt động truy cập dữ liệu.

Theo tìm hiểu của phóng viên Thoibao.de, FBI đã từng thực hiện nhiều vụ bắt giữ các nghi phạm quốc tế bị truy nã, tại những nước không có hiệp định tương trợ tư pháp.

Điển hình là vụ bắt giữ một trùm ma tuý tên Guzmán, kẻ cầm đầu một băng đảng ma tuý khét tiếng tại Mexico vào năm 2016. FBI đã tiến hành một chiến dịch bí mật kéo dài nhiều tháng, với nhiều phương tiện theo dõi và giám sát như camera, thiết bị nghe lén và đặt cả những gián điệp vào băng đảng này. Guzmán đã được đưa đến Mỹ và bị kết án vào năm 2019.

Ngoài ra, năm 2017, FBI đã bắt giữ một người đàn ông Ấn Độ tại Thụy Sĩ. Người đàn ông này bị truy nã vì liên quan đến một vụ lừa đảo trực tuyến và đã trốn khỏi Hoa Kỳ. Thụy Sĩ không có hiệp định trao đổi tù nhân với Hoa Kỳ. Sau đó, FBI đã yêu cầu Thụy Sĩ đưa nghi phạm này về Hoa Kỳ để truy tố và Thụy Sĩ đã đồng ý.

Liên quan đến vụ việc của Nguyễn Quốc Minh, VOA nói rằng, họ đã cố gắng liên lạc với Bộ Công an Việt Nam nhiều lần để tìm hiểu quan điểm của họ về vấn đề này, nhưng không có hồi đáp.

Quang Minh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Một công dân Việt Nam bị Mỹ truy nã, với cáo buộc rửa tiền 3 tỷ đô la.

>>> Cơ chế song trùng rối rắm của Đảng và Chính phủ

>>> Người Việt đem theo thói quen tiểu nông vào nghề nail ở Mỹ

Ngưu tầm ngưu, Tập chuẩn bị đi thăm Putin


Kasse animation 7.8.2023