Link Video: https://youtu.be/e-6LCSk4izs
Ngày 17/3, trang Tiếng Dân đăng tải bài bình luận về chính trị Việt Nam của tác giả Jackhammer Nguyễn. Bài viết có tựa đề “Đảng đã thắng, rồi sao nữa?”.
Trong bài viết này, tác giả Jackhammer Nguyễn nhắc đến một cấu trúc kỳ dị vốn là đặc thù của chế độ Cộng sản, đó là cấu trúc “song trùng”. Theo tác giả, cấu trúc song trùng Đảng – Chính phủ dựa theo khuôn mẫu do Lenin tạo ra. Cứ mỗi một nhiệm vụ, một công việc trong bộ máy nhà nước, có tới hai người làm, một của Đảng, một của Chính phủ.
Tác giả phân tích, cấu trúc song trùng này tăng thêm gánh nặng cho bộ máy toàn trị của các Xã hội Cộng sản trước đây, và một số lây lất đến ngày nay. Mà bộ máy này với chức năng đàn áp và khống chế cao hơn xây dựng xã hội, vốn đã rất cồng kềnh.
Khi các Xã hội Cộng sản còn ở thời đỉnh cao của nó, quan hệ Đảng – Chính phủ này chưa thấy bộc lộ điều gì bất thường, giống như mang tính hình thức, do nhà thiết kế Lenin lập ra thôi.
Theo tác giả, khi nhà nước Việt Nam Cộng sản bắt đầu giao du với Chủ nghĩa Tư bản, cơ cấu song trùng dẫn đến nhiều điều thú vị khi nó vận hành.
Đối với Việt Nam, cơ cấu song trùng giải quyết được một số vấn đề ngoại giao với người anh em thù hận phương Bắc. Thù hận nhưng có cùng cơ cấu song trùng, và khi có chuyện gì lớn thì giải quyết qua hai kênh khác nhau, kênh Chính phủ (quân đội, hải quân), và kênh Đảng. Kênh Đảng này hoạt động khá hữu hiệu cho đến nay, dựa trên nỗi sợ của cả hai đảng rằng, họ là những bản sao cuối cùng của nhà thiết kế Cộng sản Lenin, họ sợ bị hủy diệt.
Tuy nhiên, tác giả nhận xét, khi tiếp xúc ngoại giao với các xã hội bình thường ở phương Tây, cấu trúc song trùng tạo ra không ít bối rối, cho cả các viên chức Việt Nam lẫn đối tác phương Tây của họ. Khi chuẩn bị cho chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Washington đã rất bối rối, không biết đón tiếp ông ta thế nào, vì không có cái chức Tổng Bí thư ấy ở Mỹ. Trước đó, các viên chức ngoại giao Việt Nam, dưới sức ép của Đảng, cũng không biết ăn nói thế nào với phía Mỹ để dàn xếp chuyến đi.
Theo tác giả, cấu trúc song trùng cũng tạo nên sự phân chia quyền lực một cách tương đối, trong một thể chế chưa bao giờ công nhận mô hình tam quyền phân lập. Đảng đóng vai trò tư pháp, trên thực tế Việt Nam không có tư pháp độc lập. Chính tòa án Đảng, do ông quan tòa Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, đã bố ráp các quan chức tham nhũng trong chiến dịch mang hỗn danh “đốt lò”. Sự công tâm của chiến dịch này, dĩ nhiên chỉ là sự tương đối trong thể chế độc Đảng, nhưng dù sao, nó cũng góp phần khôi phục một ít uy tín của Đảng trong dân chúng mà Đảng cai trị.
Nhưng, tác giả nhận xét, khá đông nhà quan sát về Việt Nam, cho rằng, sự khuất phục của bộ máy Chính phủ trước Đảng của họ, lại dẫn tới một chuyện trớ trêu là không ai trong Chính phủ ấy dám làm gì nữa cả, vì hễ làm là khả năng “phạm tội” rất cao.
Tác giả cho rằng, bộ máy Chính phủ ngày càng đông các nhân vật kỹ trị có kiến thức, trong khi các viên chức Đảng, thuần Đảng, không có gì khác ngoài mấy bộ sách gọi là kinh điển Mác – Lê của họ, mà từ cấp trung học, đến đại học, cho đến … “cao cấp chính trị” như ông Trọng, ông Thưởng, không có gì khác biệt.
Nhưng các viên chức Đảng lại rất thòm thèm bổng lộc bên bộ máy Chính phủ. Đây cũng là động cơ cho tòa án Đảng làm việc khá có hiệu quả trong chiến dịch “đốt lò” vừa qua.
Rồi, tác giả cảm thán, nhưng rồi sao nữa? Các viên chức thuần Đảng đâu có thay được các viên chức kỹ trị của bộ máy Chính phủ!
Đã từng có những toan tính gộp hai vị trí trong cơ cấu song trùng Đảng – Chính phủ làm một, nhưng cứ tiến rồi lùi. Bởi vì, Đảng sử dụng cơ cấu này để khống chế sự tham nhũng của các viên chức chính phủ. Nếu chấp nhận tách biệt hoàn toàn các nhánh quyền lực để chống tham nhũng thì Đảng lại không dám. Nếu dám thì còn gì là Đảng?!
Xuân Hưng – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Tướng công an kiêm trùm tội phạm, Việt Nam được mấy Đỗ Hữu Ca vậy ông Tổng?
>>> Được Tô Lâm “cấy thêm vây”, Đinh Văn Nơi cho hốt ổ ở Cẩm Phả
>>> Novaland đang thở chút hơi tàn, No – Vin ngã lăn, hàng loạt ruồi muỗi đến hồi tắt thở?
Một công dân Việt Nam bị Mỹ truy nã, với cáo buộc rửa tiền 3 tỷ đô la.