Liệu Việt Nam và Trung Quốc có “chung tương lai” không?

Link Video: https://youtu.be/ygfaVbAxnX8

Theo Báo điện tử Chính phủ, ngày 14/1/2023 (tức ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã trao đổi Thư chúc mừng năm mới nhân dịp nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023.

Tuy nhiên, báo chí Trung Quốc và Việt Nam đưa tin về nội dung bức thư của ông Tập Cận Bình gửi ông Nguyễn Phú Trọng có sự khác biệt.

Phía Trung Quốc đăng, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh đến việc Trung Quốc và Việt Nam có “chung tương lai”. Và “Trung Quốc và Việt Nam sẽ gia tăng liên lạc, gia tăng hợp tác toàn diện, cùng nhau thực hiện các chiến lược phát triển song phương, kể cả trong những vấn đề quốc tế và khu vực”.

Ông Tập Cận Bình còn nhấn mạnh “…hai bên đang thúc đẩy nỗ lực thực hiện sự đồng thuận đã đạt được và nhờ vậy sẽ củng cố lòng tin của nhau về mặt chính trị và tình hữu nghị truyền thống giữa hai bên, cải thiện phúc lợi của nhân dân hai bên hiệu quả hơn”.

Thư chúc Tết này của ông Tập Cận Bình chắc chắn đã gây hoang mang cho nhiều phía…

Trong khi đó, báo chí Việt Nam nhắc đến việc không ông Tập Cận Bình Trung Quốc và Việt Nam… có “chung tương lai”. Báo Việt Nam chỉ nói, ông Tập Cận Bình chỉ đề cập đến chuyện… “Trung Quốc luôn coi Việt Nam là hướng đi ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”.

Hình: Báo Điện tử Chính phủ Việt Nam đăng tin trao đổi Thư chúc mừng năm mới giữa ông Tập và ông Trọng

Ở Trung Quốc, với quyền lực tuyệt đối đang nằm trong tay ông Tập Cận Bình thì chắc chắn truyền thông không thể nhét chữ vào lời ông Tập. Nhưng với Việt Nam, với sự cảnh giác của người dân đối với lãnh đạo Trung Quốc, chuyện ông Tập Cận Bình vuốt ve lãnh đạo Việt Nam rằng, Trung Quốc và Việt Nam có “chung tương lai”, lại là một chuyện nhạy cảm, rất dễ dẫn đến những phản ứng của dân chúng như đã từng xảy ra nhiều lần trong quá khứ. Và không chỉ trong đối nội, có thể cả đối ngoại cũng sẽ dẫn đến những hậu quả không hay. Cho nên, tốt nhất vẫn nên làm theo cách mà Đảng hay sử dụng, đó là giấu nhẹm đi cho xong.

Việt Nam từ sau Hội nghị Thành Đô 1990 đã ngày càng phụ thuộc sâu hơn vào Trung Quốc. Nhất là sau khi ông Nguyễn Phú Trọng sang thăm Trung Quốc vào hồi cuối tháng 10 năm ngoái và trở thành chính khách đầu tiên đến thăm Trung Quốc ngay sau khi Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc, bất kể tình trạng biển Đông thế nào và cục diện quốc tế ra sao.

Về đối ngoại, nhà cầm quyền Việt Nam luôn đề cao phương châm “16 chữ vàng” và “tinh thần bốn tốt” để ứng xử với Trung Quốc, luôn cố gắng thể hiện tình hữu nghị và thiện chí của họ đối với Trung Quốc. Vì vậy, ông Tập nói 2 nước có “chung tương lai” quả thật không sai.

Dù luôn dùng lời ngon ngọt để vuốt ve Việt Nam, dẫn dụ Việt Nam đi theo quỹ đạo của họ, nhưng Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ sự hung hăng của họ trên Biển Đông. Chưa bao giờ họ từ bỏ ý đồ nuốt trọn Biển Đông theo cái đường lưỡi bò họ tự vẽ ra.

Hình: Bài viết trên trang NavyTime ngày 18/1

Theo NavyTime ngày 18/1, Hàng không mẫu hạm Nimitz của Mỹ đến Biển Đông vào ngày 12/1 và đang tập trận tại đây. Vài ngày sau khi Nimitz tiến vào Biển Đông, Hàng không mẫu hạm Sơn Đông của Trung Quốc cũng tiến hành tập trận ở vùng biển này.

Phía Mỹ khẳng định quyết tâm giữ quyền tự do lưu thông cả ở vùng biển lẫn vùng trời tại khu vực này. Phía Trung Quốc thì thể hiện ý chí muốn biến yêu sách về chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông thành hiện thực.

Từ khi Trung Quốc đưa ra yêu sách này, Biển Đông đã trở thành khu vực càng ngày càng nóng. Không chỉ Mỹ mà cộng đồng châu Âu, Úc và các quốc gia châu Á khác, đều công khai bày tỏ sự bất bình đối với yêu sách và thái độ hung hăng của Trung Quốc.

Một quốc gia có nền kinh tế tương đương Việt Nam và cùng ở khu vực Đông Nam Á – Philippine – cũng dám kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Nhưng Việt nam gần như im lặng, trừ những lời phản đối chung chung vô nghĩa của Bộ Ngoại giao, thì không có thêm hành động nào.

Không chỉ vậy, hàng năm, cứ vào ngày 19/1 là ngày kỷ niệm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, và ngày 14/3 là ngày kỷ niệm Trung Quốc tấn công đảo Gạc Ma, thì lực lượng an ninh lại tìm mọi cách để ngăn chặn, phá đám những buổi tưởng niệm tự phát của người dân.

Đảng Cộng sản Việt Nam muốn chia sẻ tương lai cùng Trung Quốc, nhưng chắc chắn, người Việt không bao giờ muốn điều này.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Chế “số nổ” và cái Tết khổ

>>> Cho lãnh đạo “thôi chức” là “ý Đảng”, vậy còn “lòng dân” ở đâu?

>>> Ăn đậm hợp đồng mua vũ khí, hạt giống đỏ về hưu Nguyễn Chí Vịnh đang vào tầm ngắm?

Phòng chống tham nhũng – Nộp tiền tha mạng.


Kasse animation 7.8.2023