Góc nhìn khác: Sau chuyến “chầu” Thiên Triều, Tổng “vung gươm” phang mầm “gần Tây xa Tàu”

Link Video: https://youtu.be/IEVTqXekU8I

Khi bàn sâu về tình hình nội chính, ắt sẽ có rất nhiều tranh cãi. Bởi có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới những cú ra đòn nhắm vào nhau trên sân khấu chính trị, mà báo chí nhà nước không bao giờ dám động vào. Cho nên, những tin tức dạng như thế thường được những người bên trong tuồn ra cho những tờ báo tự do đưa tin.

Ví dụ như thông tin Bộ Chính trị sẽ cách chức ông Phạm Bình Minh và ông Vũ Đức Đam là loại tin tức tuồn ra từ bên trong. Nhưng những diễn biến sau đó đã kiểm chứng cho nguồn tin. Tin đồn loại này chỉ là loại tin đi trước tin chính thống. Tuy nhiên, cũng có những loại tin mà mãi mãi không thể kiểm chứng bằng thông tin chính thống được. Đó là loại tin như: Ông Nguyễn Bá Thanh ngã bệnh sau khi đi đến nơi nào? Ông Trần Đại Quang bỗng ngã bệnh, sau khi đi nơi đâu? Rồi chuyện tin tức về ông Lê Văn Thành mới đây cũng vậy. Những tin này không thể kiểm chứng, vì báo chí chính thống không được phép “hé răng”.

Hình: Phạm Bình Minh là người Tây học

Mới đây, Thoibao.de chúng tôi đã nhận được thông tin từ bên trong cho biết, việc loại bỏ ông Phạm Bình Minh và ông Vũ Đức Đam ra khỏi Bộ Chính trị và Trung ương Đảng chỉ là đấu đá phe nhóm. Vụ án Việt Á và vụ Chuyến bay giải cứu là sự thật. Hai ông này có thể bị trừng trị từ rất sớm, chứ không phải để đến giờ này mới ra tay. Theo nguồn tin này nhận xét, tội của ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam được định cùng lúc với Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh. Tuy nhiên, lúc đó ông Nguyễn Phú Trọng chần chừ chưa ra tay, vì dù sao hai ông này cũng được Đảng đánh giá là có năng lực.

Bước ngoặt bắt đầu từ chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc. Ngay khi Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa kết thúc, là như ngay tức thì, ông Nguyễn Phú Trọng đã khăn gói lên đường sang “thăm” Trung Quốc. Chuyến đi này được giới phê bình chính trị, mà phía Chính quyền gọi là “phản động”, gọi là “diện kiến Hoàng Đế”, hoặc nặng hơn là đi “chầu”. Nhận xét về chuyến đi này của ông Trọng, người đưa tin cho rằng, cách ví von này của những người “phản động” là hoàn toàn chính xác. Bởi trước khi Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra, Tập Cận Bình đã yêu cầu ông Nguyễn Phú Trọng phải sang, và ngay sau khi kết thúc Đại hội, ông Trọng đã sang ngay.

Quyết định triệt hai ông Phó Thủ tướng Tây học được cho là hình thành từ sau chuyến đi Trung Quốc về. Thực tế, ông Phạm Bình Minh và ông Vũ Đức Đam cũng không có tư tưởng ngả về Tây rõ rệt, đúng hơn là hai ông này vẫn thuận theo ý Đảng. Tuy không quá thân Tây, nhưng không thân Tàu lại rõ rệt hơn. Mầm mống Tây trong hai ông này, có lẽ chỉ là mớ tiếng Anh mà hai ông đem ra dùng khi cần. Tuy nhiên, lãnh đạo đã từng học Tây luôn tiềm ẩn khả năng rời xa quỹ đạo phương Bắc, nếu những người này có cơ hội leo lên chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hình: Ông Vũ Đức Đam là Phó Thủ tướng Tây học

Nguồn tin cho biết, ông Tô Lâm đã từng được cử sang Trung Quốc đào tạo nghiệp vụ, để về nước giữ chức vụ đảm bảo an ninh chính trị. Ban đầu là chức Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Chính trị I (A63) rồi Cục trưởng Cục Bảo vệ Chính trị III (A64) thuộc Tổng cục An ninh- Bộ Nội vụ, rồi Bộ Công an. Tại Cục Bảo vệ Chính trị I, ông Tô Lâm có nhiệm vụ chủ động phòng ngừa, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thực hiện tốt nhiệm vụ nắm chắc tình hình, phát hiện, ngăn chặn tội phạm xâm nhập, góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, tập trung chống gián điệp từ Hoa Kỳ và châu Mỹ. Tại Cục Bảo vệ chính trị III- Bộ Công an, nhiệm vụ của Tô Lâm là chịu trách nhiệm điều tra khám phá, đối phó và giải quyết những âm mưu phá hoại của các tổ chức, đối tượng thù địch ngoài nước từ châu Âu, nhằm xâm hại an ninh quốc gia. Ông Tô Lâm đang là một người bị nghi là làm việc cho Thiên Triều, bên cạnh ông Tổng Bí thư.

Tô Lâm là người theo dõi Đinh La Thăng giai đoạn 2003-2005, khi đó ông Thăng là Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế. Giai đoạn này, ông Thăng rất có uy tín và ảnh hưởng đối với lãnh đạo Thừa thiên Huế, và đã giúp tỉnh ngăn các dự án đầu tư của Tàu. Trong khi đó, tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh mời Tàu vào lót ổ. Sau đó, ông Nguyễn Bá Thanh theo ông Tổng vì cùng phe thân Tàu. Ông Đinh La Thăng theo ông Nguyễn Tấn Dũng vì muốn gần Tây hơn. Đó là nguyên nhân không nhỏ làm nên án nặng cho ông Đinh La Thăng sau này.

Đấy là những gì chúng tôi thuật lại từ nguồn tin bên trong. Dù chúng tôi không có cơ hội kiểm chứng tính chính xác của nguồn tin, nhưng chúng tôi nhận thấy có những điểm hợp lý mà ít ai biết. Mong các bạn nghe và dùng nó để quan sát xem những gì diễn ra tiếp theo có khớp với tin tức này hay không? Trân trọng!

Hình: Ông Tô Lâm từng được Trung Quốc huấn luyện, hiện luôn sát cánh cùng ông Tổng

Trân Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> “Bảo tồn văn hóa” để bảo vệ Đảng Cộng sản

>>> Một vài ý kiến trái chiều xung quanh vụ cách chức hai Phó Thủ tướng

>>> Giảm thuế bảo vệ môi trường cho xăng dầu trong năm 2023 có giúp ổn định được kinh tế vĩ mô?

Nát không thể nát hơn! Ai bao che cho Cục Đăng kiểm?


Kasse animation 7.8.2023