Với tội phạm trốn ra nước ngoài, Tô Lâm muốn dẫn độ hay bắt cóc?

Link Video: https://youtu.be/CgzuSRDCN_Q

Trong vai trò Bộ trưởng Bộ Công an, Tô Lâm đã ra tay giúp ông Tổng Bí thư giải một ca khó, đó là vụ Trịnh Xuân Thanh. Ngay cả bản thân ông Trịnh Xuân Thanh cũng không nghĩ rằng, Tô Lâm dám ra nước ngoài bắt cóc người và thế là sập bẫy.

Ra khỏi biên giới Việt Nam là có luật pháp quốc tế, vào biên giới nước khác là có luật pháp của quốc gia sở tại. Hầu hết các quốc gia đều tôn trọng luật pháp của nước khác và xem đó là chuyện nội bộ “nhà người ta”. Tuy nhiên, chính quyền Cộng sản thì không như thế.

Việc sang tận Berlin bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã gây ra căng thẳng ngoại giao trong suốt 5 năm qua giữa Việt Nam và Đức. Đây là bài học cho Đảng Cộng sản, bởi nếu tái phạm lần 2, thì e là EU sẽ xem xét lại Hiệp định thương mại EVFTA đã ký giữa Việt Nam và EU. Lúc đó, nền kinh tế Việt Nam sẽ mất đi một thị trường lớn.

Hiện nay, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ nhì của Việt Nam, sau Mỹ. May là EU chỉ là một khối liên minh, gồm 27 nước, chứ chưa phải là một quốc gia Liên bang như Hoa Kỳ, vì thế, chuyện căng thẳng ngoại giao giữa Việt Nam và Đức không đến mức phải để EU ra tay.

Hình: Ngô Thế Vinh và Nguyễn Đăng Thuyết được xác nhận đang ở Mỹ

Nhưng với Mỹ thì hoàn toàn khác, nếu Tô Lâm dám lặp lại hành động bắt cóc đối với những tội phạm Việt Nam đang lẫn trốn ở Mỹ, thì thị trường xuất khẩu mang về cho Việt Nam đến 50 tỷ đô la Mỹ mỗi năm, sẽ đóng sập ngay. Lúc đó, kinh tế Việt Nam biết bám víu vào đâu? Cho nên, chuyện bắt cóc người đang sống tại Mỹ, là chuyện không thể đối với Tô Lâm.

Trong vụ án của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn được Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử mới đây có đến 8 người vắng mặt. Trong đó có nhân vật chính là Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 7 người khác. Tất cả 8 người này được xác định là đã bỏ trốn ra nước ngoài. Tuy nhiên, những người này đang trốn ở đâu mới là thông tin quan trọng. Ông Tô Lâm cần phải biết thì mới có thể lên kế hoạch bắt bị can về quy án.

Hôm 23/12, tại phiên xét xử, bị cáo Nguyễn Đăng Thuyết, Tổng Giám đốc Công ty Thành An Hà Nội, nhờ luật sư của mình công bố bản tự bào chữa, gửi từ Mỹ về. Công ty Thành An Hà Nội được cho là một trong những doanh nghiệp do bà Nhàn sắp đặt để trúng thầu tại dự án Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Đồng Nai. Ngoài ông Thuyết thì ông Ngô Thế Vinh, Giám đốc Công ty Nha khoa Việt Tiên, cũng được ghi nhận đang ở Mỹ.

Như vậy, cho tới nay, nhóm bà Nhàn có 8 người trốn ra nước ngoài thì có đến 2 người đang ở Mỹ. Những nhân vật khác chưa biết đang định cư ở đâu, hoặc có thể Tô Lâm biết nhưng chưa công bố.

Hình: Cựu Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ Đồng Nai Phạm Văn Sáng đang ở Mỹ

Vụ án của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có liên quan đến những phe cánh chính trị ở thượng tầng, ông Nguyễn Phú Trọng rất cần Bộ Công an bắt những người này về quy án. Tuy nhiên, với những người đang trốn ở Mỹ là một bài toán thật sự khó cho Tô Lâm. Bắt cóc người tại Mỹ là “to chuyện”, chứ không như bắt cóc người tại Đức.

Cho tới nay, đã xác định ít nhất có 3 người đang trốn ở Mỹ, đó là: cựu Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Đồng Nai Phạm Văn Sáng, Nguyễn Đăng Tuyết và Ngô Thế Vinh.

Ngày 9/11 vừa qua, tại Hà Nội, ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã gặp ông Marc Knapper- Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Nội dung cuộc gặp là thảo luận, thúc đẩy phía Hoa Kỳ sớm ký kết Hiệp định Tương trợ Tư pháp về Hình sự, Hiệp định Dẫn độ, Hiệp định Chuyển giao người bị kết án phạt tù. Điều này thêm một khẳng định là, với Mỹ, ông Tô Lâm không dám làm bừa.

Không biết bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang trốn nơi nào, tuy nhiên, nếu chọn trốn ở Mỹ thì đấy là lựa chọn an toàn, hơn là trốn ở các quốc gia khác.

Hình: Ông Tô Lâm gặp Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper để bàn về dẫn độ

Lưu Ly – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Ông Thích Nhật Từ bị kiện và chính sách “dùng tôn giáo để diệt tôn giáo”

>>> Bão chính trường: Quan này cười nụ quan kia khóc thầm

>>> VF8 và con đường đến với danh hiệu “trùm tai tiếng”

Dự trữ xăng dầu quốc gia chỉ đủ dùng 7 ngày, an ninh năng lượng có được bảo đảm?


Kasse animation 7.8.2023