Hỗn loạn chuyện nợ xấu ngân hàng, nguyên nhân từ đâu?

Link Video: https://youtu.be/D2qDljsrGZg

Kỳ 1: Nợ quá hạn ngân hàng

Mấy tháng trở lại đây, các ngân hàng liên tục rao bán nợ xấu để thu hồi vốn, mật độ tổ chức các phiên đấu giá ngày càng dày đặc. Có những khoản nợ hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng, nhưng cũng có những khoản nợ chỉ vài triệu, thậm chí vài trăm ngàn đồng. Nhưng dù nợ lớn hay nợ nhỏ thì việc rao bán của ngân hàng vẫn liên tục ế, dù đã “đại hạ giá”.

Mới đây nhất, ngày 5/12, Ngân hàng Sacombank ra thông báo tiếp tục rao bán một số tài sản thế chấp để thu hồi các khoản nợ lớn, nhiều tài sản đã được “rao đi rao lại” nhiều lần, giảm giá nhiều lần, nhưng vẫn không ai hỏi đến. Một tài sản Sacombank cho phát mại thuộc Khu Công nghiệp Phong Phú, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP. HCM. Đây là tài sản bảo đảm cho 18 khoản nợ, với tổng dư nợ là 16.200 tỷ đồng, nhưng kỳ đấu giá này chỉ rao bán giá 7.934 tỷ. Tương tự, khoản nợ của Địa ốc Vạn Phát có dư nợ 596 tỷ, chỉ được rao bán với giá 189 tỷ, và tài sản thế chấp được rao bán là 40 triệu cổ phần của Công ty Cổ phần Bất động sản Đô Thành, mã chứng khoán DTR. Khoản nợ này Vạn Phát đã vay từ 10 năm trước với số nợ gốc là 188 tỷ đồng, qua 10 năm, lãi vay đã tăng lên gấp đôi nợ gốc.

Tương tự Sacombank, những ngân hàng khác cũng đang ồ ạt rao bán nhiều tài sản thế chấp cho các khoản nợ xấu lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỷ, với giá khởi điểm thấp hơn nhiều so với giá trị khoản nợ, nhưng cũng không mấy ai mua. Ví dụ như Vietcombank đang rao bán bất động sản thế chấp với tổng dư nợ là 1,38 triệu tỷ đồng…

Hình: Tài sản thế chấp của Thuộc da Hào Dương ở KCN Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP. HCM, được rao bán với giá 365 tỷ đồng

Nợ xấu mà các ngân hàng đang rao bán thời gian gần đây không phải là nợ mới chuyển thành xấu, mà nó đã tích tụ từ nhiều năm trước. Vì sao các ngân hàng không giải quyết những khoản nợ xấu này sớm hơn, ngay khi nó chuyển xấu, mà lại “ôm” đến tận bây giờ, khi thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán sụp đổ, mới đem ra rao bán, để rồi phải ôm trái đắng.

Phải chăng, hậu quả này là do các ngân hàng trong một thời gian rất dài đã cho vay quá dễ dãi, chỉ cần dựa vào mối quan hệ, dựa vào chi phí “bôi trơn” là có thể vay được. Ai cũng hiểu, ở Việt Nam, khi muốn vay tiền ngân hàng, người ta phải chuẩn bị phong bì, phong bao cho cán bộ ngân hàng. Nếu là những khoản vay lớn thì phải lo cho sếp lớn, khoản vay nhỏ thì chỉ cần có quan hệ với cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định…

Cứ như vậy, thông qua khoản “bôi trơn”, giá trị tài sản thế chấp dễ dàng được đẩy lên, thậm chí có trường hợp bị đẩy lên đến gấp nhiều lần giá trị thật. Khoản vay lớn chứng tỏ là do doanh nghiệp lớn vay, mà doanh nghiệp lớn thì thường có quan hệ với các sếp lớn, nên khả năng “đôn giá”, “đẩy giá” tài sản thế chấp càng lớn… Rồi đến khi con nợ không thanh toán được khoản nợ, và tài sản thế chấp được đưa ra thị trường rao bán, lúc đó, giá trị tài sản phải trở về với giá thị trường, và thông thường nó sẽ thấp hơn khoản nợ vay. Chưa kể đến trường hợp con nợ không trả cả vốn lẫn lãi, thì lãi cứ cộng dồn vào vốn, và khoản nợ cứ thế tăng lên, như trường hợp Địa ốc Vạn Phát đã nêu ở trên. Vậy việc các ngân hàng không rao bán nợ xấu lớn sớm hơn, phải chăng là để che đậy hành vi dối trá trong việc thẩm định, xét duyệt cho vay của họ, tránh cho bị vỡ lở… Đến bây giờ, bất động sản đóng băng và xuống giá, họ mới đem ra rao bán để cho việc sụt giá này “có vẻ” là hợp lý chăng?

Hình: Nguyễn Thị Hằng tự quảng cáo để nhận tiền “bôi trơn” vay vốn ngân hàng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân ở Thanh Hoá

Không chỉ có vậy, nhiều ngân hàng còn bán cả các khoản nợ vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm. Mới đây, Ngân hàng Viettinbank đã rao bán 321 khoản nợ xấu là khoản vay tiêu dùng. Tuy không giống Viettinbank dám công khai rao bán nợ xấu tín chấp, nhưng các ngân hàng thương mại khác cũng đã lặng lẽ không kèn không trống mà bán nợ xấu tín chấp trong vài năm gần đây.

Vậy ai dám mua những khoản nợ này?

Những khoản nợ xấu này chắc chắn không có ai dám mua ngoài những công ty chuyên đòi nợ thuê. Nói thẳng, đó là những tổ chức xã hội đen được cấp phép. Những tổ chức này đã lộng hành suốt 3 – 4 năm nay, gây ra rất nhiều chuyện bất bình, ngay cả trong thời gian xã hội bị phong toả nghiêm ngặt.

Những công ty đòi nợ thuê này được ai chống lưng mà dám lộng hành như vậy? Mời quý vị nghe tiếp kỳ sau.

Hình: Viettinbank công khai rao bán nợ xấu tín chấp

Kim Giang – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Công nhân thất nghiệp, nỗi lo còn dài…

>>> Shark Thuỷ bắt đầu bị sờ gáy, liệu có là quá muộn?

>>> Bị chọc vào huyệt hiểm, Đảng cho Bộ 4T tấn công loạn xạ

Bài báo “Chứng khoán Tân Việt cam kết bồi thường rủi ro nếu xảy ra”, trò lừa mới của truyền thông Cộng sản


Kasse animation 7.8.2023