Nhân viên y tế! Ráng chờ trí nhớ Thủ tướng hồi phục

Link Video: https://youtu.be/pACfbgpePko

Nhân viên y tế nhiều nơi bị nợ lương, nhưng không phải nơi nào họ cũng dám xuống đường biểu tình như ở Bệnh viện Tuệ tĩnh Hà nội. Nhà báo Trân Văn có bài bình luận hiện tượng này trên Blog VOA Tiếng Việt với tựa đề “Nhân viên y tế! Ráng chờ trí nhớ Thủ tướng hồi phục”

Không chỉ có nhân viên y tế ở Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Hà Nội) mà nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa thuộc trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam (BVĐK CĐYT Quảng Nam) cũng bị thiếu lương.

Sự khác biệt chỉ nằm ở chỗ khoản lương bị thiếu của nhân viên y tế BVĐK CĐYT Quảng Nam chỉ mới bằng… một nửa (bốn tháng) khoản lương mà nhân viên y tế của Bệnh viện Tuệ Tĩnh bị thiếu (tám tháng)!

Giống như các đồng nghiệp ở Bệnh viện Tuệ Tĩnh, những nhân viên y tế của BVĐK CĐYT Quảng Nam cũng đang vật lộn để sống còn như bán hàng online, hay xin thôi việc để đi tìm việc khác!

Bốn tháng có lẽ chưa đủ… dài, mức độ khốn khổ chưa đủ… lớn, nên nhân viên y tế của BVĐK CĐYT Quảng Nam chưa dắt nhau ra đường, căng biểu ngữ kêu cứu giống như các đồng nghiệp ở Bệnh viện Tuệ Tĩnh vừa làm cách nay vài ngày.

Nguyên nhân chính dẫn tới việc nhân viên y tế cả hai bệnh viện vừa kể không được trả lương là vì đại dịch COVID-19 khiến những bệnh viện này không có bệnh nhân xin nhập viện để điều trị chuyên khoa nên không thu được viện phí!

Giống như giáo dục, y tế cũng được xem là phúc lợi công cộng song tại Cộng hòa XHCN Việt Nam, hệ thống chính trị, hệ thể công quyền có thể phóng tay, trút ngân sách chi cho đủ thứ “trời ơi, đất hỡi”, kể cả cổng chào, tượng đài nhưng giáo dục và y tế thì bị buộc phải tự cân đối. Nghĩa là dù muốn hay không, viên chức giáo dục, nhân viên y tế vẫn phải bóp nặn đồng bào! Không muốn hay hoàn cảnh không tạo ra cơ hội nắn bóp thì ráng mà… chịu tình cảnh như Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Bệnh viện Đa khoa thuộc trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam Quảng Nam!

Không phải tự nhiên hồi thượng tuần tháng 11 năm ngoái, khi thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội tại đợt hai của Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa 15, bà Phạm Khánh Phong Lan – một đại biểu của dân chúng TP.HCM tại Quốc hội khóa 15 – đã lập lại điều mà nhiều người từng nhận định: Hậu quả thê thảm của đợt dịch COVID-19 thứ tư tại Việt Nam là do đầu tư cho y tế cơ sở chưa thỏa đáng.

Y tế – nền tảng bảo đảm sức khỏe toàn dân – thiếu đủ thứ, kể cả nhân lực. Chính sách thì chắp vá!

Ảnh: Y bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam bị nợ lương suốt 4 tháng khiến cuộc sống chật vật, không dám nghĩ tới Tết.

Lúc đó, có thể do hậu quả của đợt dịch COVID-19 thứ tư tại Việt Nam còn nóng hổi, không tiện phủ nhận trách nhiệm do hệ thống chính trị, hệ thống công quyền chưa bao giờ xem sức khỏe dân chúng là nghĩa vụ của mình. Ông Phạm Minh Chính từng nói rằng: “Chúng ta có thể mua nhanh trang thiết bị nhưng đào tạo nhân lực như đào tạo bác sĩ ít nhất phải sáu năm. Tôi lo nhất là đào tạo nguồn nhân lực ngành y. Thời gian tới phải tập trung đào tạo nhân lực.”

Giờ, Việt Nam đã chuyển sang trạng thái… bình thường mới, dân chúng đã nguôi ngoai về hậu quả, Thủ tướng Việt Nam thì lại bận “trăm công, ngàn việc”, dường như nhân viên y tế của Bệnh viện Tuệ Tĩnh, BVĐK CĐYT Quảng Nam không phải… nhân lực ngành y nên ông Chính và đảng của ông, chính phủ của ông không cần… lo, không cần… tập trung?

So chuyện nhân viên y tế bị nợ lương với… tuyên bố của ông Chính, có lẽ… sắp tới là… tương lai không xác định nên Thủ tướng không cần phải… nhớ đã nói gì!

Khi hệ thống chính trị có một Ủy viên Bộ Chính trị, đại biểu Quốc hội và hệ thống công quyền có một Thủ tướng như ông Chính thì những tuyên bố, cam kết về cải tổ chính sách đãi ngộ nhân viên y tế, ngăn chặn tình trạng nhân viên y tế thi nhau bỏ việc sẽ còn được lặp đi, lặp lại nhiều lần với đơn vị tính là… thập niên.

Chẳng có gì lạ khi Bệnh viện Tuệ Tĩnh xin Bô Y tế tạm ứng tiền để trả lương cách nay hai tháng nhưng giờ vẫn chưa nhận được đồng nào.

Ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính

Cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐ VN)… tích lũy được 29.000 tỉ đồng từ tiền do người lao động và nơi sử dụng lao động trên toàn quốc đóng góp, rồi đem 29.000 tỉ ấy…. mua cổ phần, góp vốn, cho vay theo kiểu bị Kiểm toán Nhà nước đánh giá là tất cả đều… chưa rõ ràng, minh bạch, khó có khả năng thu hồi vốn nhưng dứt khoát không chịu chi đồng nào hỗ trợ các nhân viên y tế đang khốn khó!

Vào lúc này, do Bộ Y tế chưa thể giải quyết chuyện trả lương cho 160 nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Công đoàn ngành Y tế – thành viên của Tổng LĐLĐ VN – đang van vỉ Tổng LĐLĐ VN và các tập đoàn, tổng công ty của Tổng LĐLĐ VN đóng góp để hỗ trợ mỗi nhân viên y tế của Bệnh viện Tuệ Tĩnh khoản tiền là… hai triệu đồng vì… Tết âm lịch đã cận kề.

Chỉ khi nào trí nhớ của Thủ tướng đủ tốt, Thủ tướng luôn nhớ đã tuyên bố những gì, có lẽ những chuyện vừa bi, vừa hài như thế này mới giảm!” Nhà báo Trân Văn nêu nhận định.

Ảnh: nhân viên y tế bệnh viện Tuệ tĩnh Hà nội xuống đường biểu tình vì bị nợ lương suốt 8 tháng

Việc nhiều, thu nhập không đủ trang trải cuộc sống, thiếu cơ hội nâng cao tay nghề… là lý do khiến hàng loạt nhân viên y tế tuyến cơ sở xin nghỉ việc.

Trong cuộc họp báo ngày 29-11-2021, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai – chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM – cung cấp thông tin gây chú ý: năm 2020 có 597 nhân viên y tế xin nghỉ việc và chỉ 10 tháng đầu năm 2021 đã có thêm 968 trường hợp.

Theo phân tích của bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, số nhân viên y tế xin nghỉ việc tăng nhẹ ở khu vực điều dưỡng, bác sĩ và một số ở trạm y tế, bởi phần lớn vì lý do cá nhân, gia đình.

Tuy vậy khi chia sẻ với Tuổi Trẻ, nhiều nhân viên y tế, đặc biệt đang công tác tại tuyến y tế cơ sở, cho rằng họ đang phải chịu một áp lực công việc quá lớn, trong khi mức lương nhận được chưa tương xứng.

Đầu tháng 7-2021, anh B.L., nhân viên y tế công tác tại một trạm y tế ở huyện Bình Chánh, nộp đơn nghỉ việc sau gần 4 năm gắn bó với nghề. Từ một người vốn quanh năm thăm khám bệnh, tiêm chích cho người bệnh, giờ đây anh L. chuyển qua kinh doanh tại nhà.

Nhớ về nơi mình từng gắn bó, anh L. thở dài: “Dân số đông không tả nổi, trong khi nhân viên y tế rất hạn chế. Chúng tôi thường phải chia thành nhiều ca trực làm việc triền miên. Một người cùng lúc đảm nhận nhiều vị trí mới đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân. Đi sớm về muộn là chuyện thường tình hầu như ai cũng nếm trải“.

Ngoài áp lực thời gian và công việc, gần 4 năm qua mức lương mà anh L. nhận chỉ 5,5 đến 6 triệu đồng/tháng, chưa kể một thời gian dài trước đó mức lương chỉ ngót nghét 4 triệu đồng/tháng.

Ảnh: Theo tổng giám đốc Việt Á tự khai thì tiền hoa hồng đã chi trong vụ bán Kít xét nghiệm là 800 tỷ đồng, cho thấy rằng các lãnh đạo ngành y mỗi khi quyết định chi tiền mua thiết bị luôn có khoản tiền hối lộ rất lớn, trong khi nhân viên trong ngành lại không được trả lương đủ cho sinh hoạt hàng ngày

Bác sĩ Trương Thanh Tùng – trưởng Trạm y tế xã Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh), nơi chỉ có 10 nhân viên y tế “gánh” gần 170.000 dân (xã có số dân cao nhất TP.HCM) – nói rằng mặc dù đã gắn bó với trạm y tế 20 năm nay nhưng đến nay lương của ông chưa đến 6 triệu đồng/tháng.

Thậm chí trong trạm còn có điều dưỡng chỉ hưởng mức lương 4,2 triệu đồng/tháng.

Với mức lương như trên, bác sĩ Tùng bảo vô tình đẩy các nhân viên y tế rơi vào muôn vàn khó khăn.

Ngoài cống hiến thời gian cho xã hội, họ phải chắt chiu, chi li, tính toán về tiền ăn ở, tiền nhà, nuôi dạy con cái. Chính điều này cũng ít nhiều làm nhân viên y tế không còn mặn mà với nghề” – ông Tùng nói và cho biết thêm các nhân viên trạm y tế đã nhận được tiền hỗ trợ chống dịch đợt 1 từ tháng 5 đến tháng 8-2021, tất cả đều được hưởng như nhau.

Tuy vậy với số tiền hỗ trợ 10 triệu đồng/người trong 3 tháng chống dịch căng thẳng, cộng với mức lương thường ngày thì còn khá khiêm tốn so với công sức, trách nhiệm của mỗi người.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, một bác sĩ đang công tác tại một bệnh viện công ở TP.HCM cho biết không ít người từ bệnh viện công ra làm bệnh viện tư với mức lương và chế độ đãi ngộ cao hơn, hoặc để làm đúng chuyên ngành mình yêu thích.

Còn đối với các tuyến y tế cơ sở như trạm y tế, quận thì ngoài việc thu nhập, cơ hội phát triển nghề nghiệp của họ cũng khá xa xăm, khó có thể nâng cao tay nghề.

Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Vụ kiện công ty Formosa của gần 8.000 người Việt đang ở bước then chốt

>>> Báo Xuân Pháp Luật thượng cả nhân vật vi phạm pháp luật trắng trợn lên bìa

>>> Cửu vạn Đỏ

‘Nhà luật’ và diện mạo kinh tế thị trường định hướng XHCN


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023