Tòa án Anh xử vụ phá án ma tuý 2 triệu bảng với 5 người Việt Nam ‘gác ổ cần sa’

Link Video: https://youtu.be/VWSZmO3JFBQ

Vừa có năm người Anh bị xử tù sau các đợt cảnh sát truy bắt hồi năm 2019 và 2020 ở London và Essex, phá bốn điểm trồng cần sa trị giá 2 triệu bảng.

Chừng 2000 cụm cần sa đã bị cảnh sát phá ở bốn điểm thuộc thủ đô London và hạt Essex ở về phía Đông.

Báo MyLondon News nói về vụ xử ở Tòa án Basildon Crown hôm 16/11 rằng các bị cáo đã dùng luôn cả khu vực xử lý rác ở Luân đôn làm điểm trồng cần sa.

Các cơ sở khác được biến thành nơi trồng cần sa lậu gồm Rawreth Industrial Estate ở Rayleigh, Bromfords Farm ở Wickford, và một điểm nữa ở Melbourne Road, Clacton.

Họ cũng phát hiện ra năm công dân Việt Nam bị “cưỡng bức trông trại cần sa“.

Khác với nhiều vụ trồng cần sa có nhóm chủ mưu là người Việt hoặc các sắc dân nhập cư, trong vụ việc này, cả năm bị cáo là người Anh.

Họ là James Jacobs, Danny Hicks, Gary Calder và David Hall. Cả bốn bị xử án tù giam, với David Hall, 37 tuổi, nhà ở Caspian Walk, Newham nhận bốn năm và bốn tháng tù.

Người thứ năm, Terrence Green, 34 tuổi, bị xử hai năm rưỡi án treo và phải thực hiện 100 giờ lao động công ích.

Các nạn nhân người Việt bị cưỡng bức trông ổ cần sa được chuyển cho hội từ thiện Justice & Care để trợ giúp, theo bài báo của Seren Hughes.

Vấn đề người Việt nhập cư lậu và nghề trồng cần sa

Từ 2014 tới nay, hai chính phủ Anh Quốc và Việt Nam đã quan tâm đến chuyện phòng chống buôn bán người và nhìn nhận đây là vấn đề lớn.

Hai chính phủ đã phối hợp với nhau và tăng cường hợp tác sau vụ án 39 tử thi người Việt vào Anh bằng xe thùng đông lạnh được phát hiện ở Essex tháng 10/2019.

Kể từ đó, làn sóng người Việt vào Anh không dừng, và có thể không giảm, với một con số không nhỏ nay đi thuyền cùng các nhóm di dân trái phép và người xin tỵ nạn đổ bộ vào bờ biển Anh.

Trong chuyến thăm mới nhất sang Anh đầu tháng 11/2021, Bộ trưởng Công an Tô Lâm của VN đã gặp cả người tương nhiệm Pháp, và Anh ở London để bàn về vấn đề này.

Anh Quốc cũng hỗ trợ chính quyền Việt Nam các phương tiện để kiểm soát biên giới tốt hơn.

Tuy thế, chuyến đi của ông Tô Lâm bị lu mờ bởi vụ “ăn thịt bò dát vàng” trong một quán sang trọng tại London.

Ảnh: bài đăng trên báo BBC tiếng Anh về bữa tiệc bò dát vàng của Bộ trưởng Tô Lâm

Nhiều báo Anh đã đăng tin vụ ‘thịt bò với nhiều bình luận của người dân Anh – chỉ dưới bài của BBC News bản tiếng Anh là gần 4000 ý kiến sau vài ngày.

Trong số này có cả ý nghi ngờ cam kết của chính phủ VN về việc chống buôn người khi mà quan chức chủ chốt nắm công tác đó sang Anh để “ăn hưởng xa hoa“.

Về lâu dài, để ngăn làn sóng di dân bất hợp pháp từ Việt Nam vào Anh, thì cần giáo dục tại chỗ, ở VN.

Theo ông Georges Blanchard, người sáng lập Liên minh Phòng chống Mua bán người (Alliance Anti Traffic – AAT) nói với BBC News Tiếng Việt hôm 31/10/2019, thì “không có gì có thể tốt hơn là giáo dục cộng đồng, giáo dục phòng ngừa ở cộng đồng.”

Cũng có những người phải lao vào con đường đi bán sức lao động ở nước ngoài sau khi bị tước đoạt ruộng đất, mưu kế sinh nhai khả thi tại Việt Nam.

Đó là ý kiến của một nhà văn gốc Việt tại Anh trong bài “Nhiều người Việt vẫn ‘sẵn sàng đánh đổi mạng sống’ để sang Anh” đăng gần đây trên BBC News Tiếng Việt.

Việc dòng người vào Anh xin cứu trợ nhân đạo, làm giấy tờ hôn nhân giả hoặc nhận con giả cho phụ nữ Việt có thai được ở lại đang ngày càng làm nhức nhối dư luận Anh.

Vì không có việc làm, không biết tiếng Anh, một số không nhỏ tới Anh Quốc đã ngay lập tức gia nhập đội quân trồng cần sa lậu để có thu nhập cao, dù có rủi ro là vi phạm pháp luật và bị trục xuất.

Từ hơn 10 năm qua, nạn trồng cần sa trở thành phổ biến ở các nước châu Âu và băng đảng người Việt bị giới chức cho là có dính líu nhiều.

Theo tìm hiểu của BBC News Tiếng Việt, không chỉ có người Việt trồng cần sa ở Anh và châu Âu.

Thị trường hàng tỷ đô la một năm này cũng là miếng bánh ngon cho người bản xứ và các nhóm nhập cư khác.

Chưa kể, một số tài liệu EU nói người Việt chỉ đóng được vai trò trông công đoạn trồng, tưới, vận chuyển, mà không phải là đầu mối tiêu thụ cần sa.

Việc tiêu thụ, đưa cần sa tới khách thường do các băng đảng khác kiểm soát.

Anh và Hà Lan nổi bật lên như hai nước ‘có thị trường cần sa lớn’, nơi nghề trồng cần sa ‘tại gia’, ngoài trời và trong nhà kính từ Bắc Mỹ du nhập sang.

Số liệu của cảnh sát Anh Quốc cho hay từ tháng 1/2016 tới tháng 4/2018, chỉ riêng tại London, nhà chức trách phát hiện ra 314 ‘trại cần sa’ (cannabis farms).

Tính trung bình cứ hai ngày cảnh sát Anh tìm ra một căn nhà trồng cần sa, theo báo Evening Standard.

Ảnh: vụ 39 người Việt chết ngạt trong container lạnh vẫn chưa làm cho nước Anh hết bàng hoàng

Tới trước 2010, Anh Quốc phải nhập 50% cần sa, nhưng từ năm đó trở đi, Anh trở thành thị trường xuất khẩu cả hai loại cần sa: marijuana và cannabis.

Trồng cần sa là một nghề phi pháp có lãi lớn.

Trị giá của 250 nghìn cây cần sa ngoài chợ đen có thể lên tới 60 triệu bảng Anh, theo số liệu của Hội đồng Cảnh sát trưởng quốc gia hồi 2015.

Quá trình ‘tăng trưởng’ về ma tuý này gắn liền với các băng đảng Việt, theo một bộ phim về chống nô lệ hiện đại và buôn trẻ em vào các trại cần sa ở Anh:

Sự chuyển biến từ nhập khẩu sang xuất khẩu xảy ra một phần là vì các băng đảng Việt có tổ chức, dùng căn hộ gia đình làm ‘nhà máy cần sa’…”

Chừng 7500 cụm cần sa thu được ở Wales và Bristol có giá thị trường 3,5 triệu bảng Anh theo thời giá 2015.

Từ 2000 đến 2014, số trại cần sa ở Anh tăng 150%, theo cảnh sát. Trong tất cả các nạn nhân buôn người buộc phải làm trong các trại cần sa, 96% đến từ Việt Nam và 81% là trẻ em.”

Dù hiện có nghi vấn rằng một số người tham gia trồng cần sa luôn nhận là ‘vị thành niên’ để tránh bị truy tố, nhờ luật bảo vệ quyền trẻ em tại Anh, hoạt động trồng cần sa của các băng đảng Việt là khá phổ biến và ngày càng táo tợn.

Ngoài việc đục phá nhà cửa thuê của chủ để biến căn hộ thành trại cần sa, các băng đảng đôi khi còn giả ngây giả ngô hoặc lợi dụng lỗ hổng pháp luật để chạy tội.

Báo Anh viết hồi 2015, hai người Việt Nam (Chien Nguyen và Hien Nguyen) bị bắt trong một trại cần sa trị giá 100 nghìn bảng Anh trong 11 căn phòng ở nhà bốn tầng tại Leeds, West Yorkshire.

Cả hai khai trước tòa họ nghĩ họ trồng ‘một loại rau Phương Tây’ (Western vegetables) chứ không biết đó là thứ phi pháp.

Cảnh sát EU đánh giá rằng nay nghề trồng cần sa đã lan ra khắp châu Âu, có cả ở Pháp, Bỉ, Na Uy, Czech, Đức, Ba Lan…

Nhưng tại Hà Lan vấn đề diễn biến phức tạp nhất.

Các băng đảng Việt ở Hà Lan có liên hệ với buôn người, rửa tiền, buôn lậu hàng hóa, làm giấy tờ giả và các trại cần sa mà người Việt tổ chức.

Công nghệ trồng và kỹ thuật trồng cần sa được nhập về từ Canada chuyển giao sang Hà Lan và Anh.

Từ Hà Lan, một phần lớn tiền được gửi về Việt Nam qua hệ thống ngân hàng bình thường, như chuyển tiền hợp pháp, qua các gửi người mang và qua ngả chuyển ngầm dù ít hơn… Các cửa hàng nail đang mọc lên nhiều ở châu Âu cũng có dính líu đến rửa tiền phi pháp…”

Có quan hệ giữa các nghi phạm người Việt ở Hà Lan với các nước khác, nhất là ở Đức và Czech, theo hồ sơ cảnh sát.”

Nguồn cần sa thu hoạch được đã biến sang Ý, Anh và Thụy Điển, và có sự tồn tại của các kênh quốc tế đem tiền về rửa, chuyển về Việt Nam hoặc các nơi khác.”

Có người Việt Nam và cả người Hà Lan tham gia các đường dây này, và người Hà Lan gốc Việt thường đóng vai trò trung gian.”

Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Quốc lộ 1 qua Phú Yên đang được ‘vá’ sau cái chết của một cán bộ thị ủy

>>> Vụ thuốc giả – có lợi ích nhóm thao túng sức khỏe nhân dân

>>> VinFast đối diện câu hỏi liệu có giao xe trong năm 2022 ở Mỹ như đã tuyên bố

TRÒ CHUYỆN VỚI “THÁNH RẮC HÀNH”, TRƯỚC GIỜ NHẬN GIẤY TRIỆU TẬP LẦN 3


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023