Việt Nam: Thu hồi tiền từ án tham nhũng ‘chỉ đạt 5%’ còn chống đối trong dịch tăng 48%

Link Video: https://youtu.be/vBJV7aDtBdo

Số liệu nêu ra tại diễn đàn Quốc hội Việt Nam khi thảo luận báo cáo của chính phủ hôm 23/10/2021 cho thấy tổng số tiền ‘phải thu hồi’ từ các vụ án tham nhũng ở quốc gia này là 72 nghìn tỉ VND, tương đương 3,2 tỷ USD. Nhưng ngân sách nhà nước chỉ thu được 5% con số đó, bằng 176,5 triệu USD.

Theo báo Thanh Niên, vấn đề này được một đại biểu QH của tỉnh Bến Tre, bà Nguyễn Thị Lệ Thủy, nêu ra và đề nghị làm rõ.

Báo cáo của Chính phủ trước đó cho biết tổng số tiền phải thu hồi trong các vụ án, vụ việc tham nhũng là 72.000 tỉ đồng, song đến nay mới thu được trên 4.000 tỉ đồng, thấp hơn nhiều so với năm 2020,” theo nguồn tin trên.

Tính đến năm 2019, nhìn lại 2018, thì chỉ thông tin chính thức từ một số vụ án lớn đã nêu ra con số hàng trăm triệu USD tiền “tham nhũng“.

Ví dụ, vào thời điểm đó, cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát hoặc cáo trạng tại tòa tổng kết những con số sau từ chỉ một số vụ án trọng điểm:

Vụ Trịnh Xuân Thanh, trong vụ PCV: gây thiệt hại 119 tỷ VND, bằng 4,5 triệu USD, tham ô 4 tỷ VND (theo Viện Kiểm sát 01/2018)

Vụ tướng Phan Văn Vĩnh: bị cáo nhận đồng hồ Rolex 7000 USD, 27 tỷ VND và 1,7 triệu USD; tướng Nguyễn Thanh Hóa nhận 22 tỷ VND, từ Nguyễn Văn Dương (2018) trong vụ đường dây đánh bạc.

Vụ Trần Bắc Hà: Nghi phạm (nay đã chết) bị cho là liên quan đến các vị Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 đồng phạm trong vụ gây thất thoát hơn 6.000 tỷ đồng (300 triệu USD) tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB).

Vụ Mobifone-AVG với các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn khai đã nhận tổng cộng là 3,2 triệu đôla hối lộ từ ông Phạm Nhật Vũ.

Ảnh: đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy,  Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội

Tuy thế, hồi tháng 7 cùng năm 2019, báo chí Việt Nam trích lời TBT Nguyễn Phú Trọng, người chủ trì họp Ban Chỉ đạo chống tham nhũng trung ương, nói “trong 6 tháng đầu năm, công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh theo hướng có chiều sâu, đạt kết quả toàn diện, đồng bộ, rõ nét hơn“.

Sang năm 2020, Thống kê của tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố đầu năm 2020: Việt Nam đứng vị trí 96/180 về tham nhũng.

Đầu năm 2021, bản thân TBT Nguyễn Phú Trọng có nhắc đến chuyện về người mang vali tiền USD tới Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kể lại câu chuyện mang tính cảnh tỉnh và răn đe nghiêm khắc về trường hợp hối lộ, xách vali tiền đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để biếu xén, lấp liếm. Theo đó, đồng chí cán bộ kiểm tra mở vali xem đã thấy toàn tiền USD. “Tôi yêu cầu khóa vali lại, niêm phong và lập biên bản“, theo báo Công an Nhân dân (01/02/2021).

Một chi tiết đáng chú ý khác được nêu ra tại diễn đàn Quốc hội là số vụ việc chống lại công an và người thi hành công vụ tăng cao, nhất là trong đại dịch Covid.

TBT Nguyễn Phú Trọng.

Ủy ban Tư pháp cũng lưu ý tội phạm chống người thi hành công vụ tiếp tục gia tăng với 548 vụ, tăng 20,18% và diễn biến phức tạp, đặc biệt là hành vi chống lại lực lượng đang thi hành nhiệm vụ phòng chống dịch và lực lượng công an.”

Cùng lúc, Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm nói rằng các vụ tội phạm về trật tự xã hội “tiếp tục được kéo giảm 8,06%”, so với 2020.

Chống Covid cũng “ra tiền“?

Một điểm mới nữa là “tội phạm lợi dụ̣ng công tác chống Covid” để trục lợi.

Các vụ việc này diễn ra trong bối cảnh những nhóm lợi ích trong hệ thống ngày càng tinh khôn.

Công tác tự kiểm tra, tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ vẫn là khâu yếu.

Trong năm 2021, tình hình tội phạm tiếp tục có những diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm về kinh tế, tham nhũng có chiều hướng gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ “lợi ích nhóm”, “sân sau”, tập trung vào một số lĩnh vực như đấu thầu, đấu giá, cổ phần hóa, tín dụng, ngân hàng, y tế, giáo dục…”

Đáng chú ý, Ủy ban Tư pháp cho biết cùng với các loại tội phạm tham nhũng “truyền thống“, thì hiện đã phát sinh một số tội phạm tham nhũng liên quan công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Quốc hội VN ghi nhận có các hiện tượng thu tiền để được tiêm chủng vắc xin tại một số cơ sở tiêm chủng; một số đối tượng yêu cầu người dân “trả phí” để được ưu tiên tiêm trước…

Ngoài ra là “tình trạng làm giả giấy nhận diện QR Code để vào “luồng xanh vận tải”; lợi dụng “luồng xanh” để vận chuyển người, hàng hóa trái phép… “.

Theo BBC News Tiếng Việt tìm hiểu, đã có cả hiện tượng không muốn nhận vaccine hiến tặng mà “đòi mua” từ nguồn nước ngoài, gây nghi vấn có phải để đơn vị, cá nhân nhập về VN có lợi ích riêng trong đó hay không.

Quy định 37 về 19 điều cấm đối với Đảng viên liệu có nghiêm hơn Luật phòng chống tham nhũng?

Trên FB cá nhân, nhà báo Mai Bá Kiếm phân tích quy định mới của Đảng so với các chế định chống tham nhũng hiện hành:

Tổng Bí thư vừa ký ban hành Quy định 37 về những điều đảng viên không được làm, trong đó có mấy điều cấm mới: Không được nhập quốc tịch, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định, không can thiệp để con cái du học bằng tiền tài trợ.

Quy định này rất khắt khe so với lời của Tổng Bí thư đã tâm tư với cử tri quận Cầu Giấy (Hà Nội) chiều 17/6/2018: “Kê khai tài sản cán bộ là vấn đề rất khó, nhạy cảm, bởi nó liên quan đến quyền đời tư, quyền bí mật cá nhân”.

Tuy “khó và nhạy cảm”, nhưng khi chỉ đạo công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng ngày 26/04/2020, Tổng Bí thư lại kiên định: “Không để lọt vào trung ương cán bộ kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà đất, tài sản không nguồn gốc”.

Nhưng, chủ trương “không để lọt vào” đã không được “luật hóa”, khi Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng 2018. Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình 3 phương án xử lý tài sản không rõ nguồn gốc là giao cho tòa án xử lý, hoặc nộp 45% thuế thu nhập cá nhân, hoặc tạm bỏ quy định này. Thì, Quốc hội chọn “bỏ quy định này”.

Vì thế, khó mà “không để lọt vào” cán bộ kê khai tài sản không trung thực, không nguồn gốc. Còn ai giàu nhanh, nhiều nhà đất thì chỉ trời và cán bộ đó biết.

Đến giờ này, Thanh tra Chính phủ đã nhận 1,283.000 bản kê khai (đạt 99%), nhưng còn chờ Thủ tướng xem xét, phê duyệt, xây dựng định hướng kế hoạch xác minh về tài sản như Đề án Cơ sở dữ liệu quốc gia về về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

Thực tế thì chuyện xác minh tài sản kê khai có trung thực hay không thì còn lâu mới làm được.

Ảnh: căn nhà dùng 80 m3 gỗ quý của ông Khổng Trung, Trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị trên khu đất diện tích hơn 2.000m2 cùng hệ thống sân vườn, cây kiểng…được ông Trung khai báo tất cả gỗ đều hợp pháp từ nguồn tiền tiết kiệm mà ra

Nhớ lại, khoảng năm 1995, ông chánh văn phòng UBND Q.5, quận ủy viên, đã cùng vợ con xuất cảnh sang Mỹ theo diện ODP, mà cả quận không ai biết!

Thời đó, đảng viên có thân nhân ở nước ngoài không dám hé răng, nhưng bây giờ con cái ở nước ngoài là đẳng cấp để phô trương. Như, Nguyễn Đức Chung khuyên con ở lại Mỹ đừng về VN tránh dịch, nên chuyện lấy quốc tịch nước ngoài dễ như trở bàn tay.

Đại biểu QH Phạm Phú Quốc – chủ tịch HĐTV TCT Bến Thành bị báo nước ngoài phanh phui có hộ chiếu đảo Síp (cùng vợ) vào tháng 12/2018 theo chương trình “Hộ chiếu vàng.”

Nhưng ĐBQH Lê Thị Nguyệt Hường mới “cao tay”. Phú Quốc mới là ĐBQH khóa XIV, Nguyệt Hường đắc cử liên tục 3 khóa XII, XIII và XIV. Lần thư 3, bà trúng cử với tỷ lệ cao nhất (78,51%) tại đơn vị bầu cử số 5 Hà Nội, nhưng đến ngày 15/7/2016, Hội đồng bầu cử quốc gia mới biết Nguyệt Hường mới tậu quốc tịch Malta.

ĐBQH Trịnh Xuân Thanh cũng trúng cử với số phiếu cao nhất tại Hậu Giang và bỏ trốn sang Đức mà không ai biết. Cùng ngày 15/7/2016, Hội đồng bầu cử quốc gia bác luôn tư cách ĐBQH với Thanh.

Khi Bộ Công an xác định, cựu thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa có liên quan vụ án Sabeco để khu “đất vàng” số 2-4-6 Hai Bà Trưng lọt tay tư nhân, thì bà đã ở bên trời Âu.

Tháng 1/2021, Công an tỉnh Đồng Nai đã ra lệnh bắt tạm giam Phạm Văn Sáng – cựu giám đốc Sở KHCN Đồng Nai về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng“, thì ông đã bay tới Mỹ.

TP.HCM có hai nữ giám đốc cùng bị truy nã trong năm 2019, khi bị khởi tố tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí“, thì bà Đào Thị Hương Lan, cựu giám đốc Sở Tài chính TP.HCM bỗng dưng “mất tích”.

Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Nguyễn Phú Trọng bung lời đe dọa, bao nhiêu người xanh mặt?

>>> Vụ nhà báo Phạm Đoan Trang: Chính phủ Việt Nam có thể bị chất vấn trước Hội đồng nhân quyền

>>> Xử Hữu Danh Báo Sạch: buộc tội không ra, báo công rất rõ!

Phản đối mạnh đề xuất “lập vành đai” thu tiền dân đi xe vào nội thành


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023