Chiến dịch vận động áp dụng Luật Magnitsky đối với hai quan chức Việt Nam

Link Video: https://youtu.be/rIwmQ4L1YqY

Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Chánh án Tòa án Tối cao Nguyễn Hòa Bình là hai quan chức Việt Nam bị đưa vào chiến dịch vận động áp dụng Đạo luật Nhân quyền Matgnisky do 10 tổ chức xúc tiến.

Đây là hai quan chức Việt Nam bị cáo buộc có những vi phạm nghiêm trọng đối với những người lên tiếng cho nhân quyền trong nước.

Thông cáo báo chí của Việt Tân phát đi ngày 27/10 cho biết tổ chức này cùng chín tổ chức khác trên thế giới cùng nhau công bố báo cáo trong đó nêu rõ những vi phạm của hai ông Tô Lâm và Nguyễn Hòa Bình.

Cụ thể, hai quan chức cấp cao thuộc Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản này của Việt Nam đã ra lệnh tiến hành những biện pháp bị cho là vi phạm nhân quyền.

Đơn cử đó là việc trả thù về mặt kinh tế đối với những nhà hoạt động gồm buộc chủ kinh doanh đuổi việc hoặc đe dọa khách hàng của những nhà hoạt động có làm ăn- buôn bán; từ chối cấp hộ chiếu; cấm di chuyển; xử án ‘bỏ túi’.

Hai quan chức vừa nêu còn lợi dụng vị thế của họ để ra lệnh tấn công, tra tấn và bỏ tù hơn 500 tiếng nói đối lập.

Thông cáo báo chí nêu rõ, trong hơn một thập niên vừa qua, giới chức Chính phủ Việt Nam tiếp tục xiết chặt quyền tự do biểu đạt và nhắm đến các nhà báo công dân, các nhà hoạt động.

Nhằm đấu tranh với tình trạng vi phạm nhân quyền trên thế giới, Hoa Kỳ đã thông qua Đạo Luật Nhân quyền Magnitsky hồi năm 2012. Theo đó, sẽ áp dụng biện pháp trừng phạt đối với những đối tượng vi phạm nhân quyền.

Kể từ đó, nhiều quốc gia khác như Canada, Anh Quốc và các nước thành viên Liên Minh Châu Âu đã thông qua luật tương tự với chế tài như phong tỏa tài sản và không cho những đối tượng vi phạm nhập cảnh nước họ.

Ảnh: Bộ trưởng Công an Tô Lâm (trái) và Chánh án Toà án Tối cao Nguyễn Hoà Bình

Mười tổ chức vừa công bố báo cáo về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của hai ông Tô Lâm và Nguyễn Hòa Bình sẽ có những cuộc gặp với đại diện Liên Minh Châu Âu, Quốc hội Hoa Kỳ và Quốc hội hai nước Anh cũng như Canada để kêu gọi áp dụng những biện pháp chế tại đối với hai vị quan chức vi phạm nhân quyền vừa nêu của Việt Nam.

Liên quan với đề xuất của nước Đức về việc EU nên có một đạo luật nhân quyền Magnisky áp dụng với không chỉ châu Âu mà còn với phần còn lại của thế giới, trong đó có châu Á và các quốc gia đang là hay muốn trở thành các đối tác hợp tác với Liên minh châu Âu, chia sẻ tiêu chuẩn của khối này, một ý kiến từ Berlin, CHLB Đức bình luận với BBC:

Tôi đồng ý là EU nên có một đạo luật Magnitsky áp dụng tại châu Âu và bất kỳ nơi nào trên thế giới để ngăn chặn những ai tàn ác nhằm đạt được những quyền lợi cho bản thân và cho nhóm của mình, nếu không, sẽ rất là tệ,” nhà văn Võ Thị Hảo, nhà bất đồng chính kiến phát biểu hôm 01/10/2020.

Và tôi nghĩ rằng 64 nghị sỹ của Liên minh châu Âu đã làm công việc đó và họ cũng quan tâm tới việc phải dừng Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) mà EU đã ký với Việt Nam nếu Việt Nam không thực hiện những cam kết về nhân quyền, cũng như các thứ khác.

Ảnh: 3.000 lính đặc nhiệm của Bộ công an đã tấn công vào làng Đồng Tâm giữa đêm 9-1-2020 giết chết cụ Lê Đình Kình 84 tuổi ngay trong phòng ngủ

Bây giờ họ cảnh báo như vậy và nếu Việt Nam cứ tiếp tục, không để ý gì, thì đương nhiên họ sẽ tiến tới những bước mạnh hơn, vì ở đây châu Âu không nói đùa và tôi nghĩ nước Mỹ cũng không nói đùa“.

Từ cuối tháng 12/2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký luật mở rộng chế tài với các cá nhân vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

Trong đạo luật này của Mỹ có điều luật Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky (gọi tắt là Magnitsky Act), quy định chế tài với các cá nhân mà Hoa Kỳ cho là vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới.

Theo đó, các cá nhân, quan chức ở các nước, kể cả Việt Nam, nếu bị liệt vào dạng vi phạm nhân quyền, sẽ có thể bị Hoa Kỳ hạn chế nhập cảnh hoặc đóng băng tài sản.

Magnitsky Act cũng áp dụng cho các cá nhân bị kết tội tham nhũng, biển thủ và một số tội danh khác.

Đạo luật lúc đầu áp dụng cho Nga, sau mở rộng ra phạm vi các nước trên toàn thế giới, có nghĩa rằng các cá nhân vi phạm nhân quyền hay tham nhũng, thí dụ ở Việt Nam, nay có thể bị trừng phạt mà không liên quan quan hệ giữa hai chính phủ.

Tại cuộc hội luận Bàn tròn hôm 01/10/2020, nhà nghiên cứu chính sách pháp luật, Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao từ Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển bình luận với BBC về lợi ích của Việt Nam nếu quan tâm và tôn trọng vấn đề nhân quyền:

Khác với hồi xưa là chỉ một áp lực chính trị, một áp lực kinh tế, hoặc có thể cắt giảm đi một số ưu đãi về kinh tế cho nước vi phạm nhân quyền, thì hiện nay chúng ta biết là có đạo luật Magnitsky.

Luật Magnitsky mà nước Mỹ đã thông qua cực kỳ tuyệt vời và tuyệt vời ở chỗ là người ta không nhắm vào thể chế, không nhắm vào chính phủ, người ta nhắm vào những cá nhân vi phạm nhân quyền.

Mà chúng ta biết những cá nhân vi phạm nghiêm trọng nhân quyền đó là ở trong lực lượng công an, ở trong lực lượng ra quyết định của hành pháp và những người đó ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, họ có tiền bạc, tài sản, con cái ở Mỹ rất nhiều.

Do vậy, nếu luật Magnitsky được áp dụng, nó sẽ có hiệu lực rất lớn và nó có tính răn đe rất tốt đối với các hành vi chà đạp, vi phạm nhân quyền.

Và tôi tin rằng nếu mà luật Magnitsky được áp dụng, thì chắc rằng không vị thẩm phán nào dám đứng ra mà xử ở vụ án Đồng Tâm như phiên sơ thẩm vừa rồi.

Ảnh: nhà báo Phạm Đoan Trang phải đi nạng sau bị an ninh Cộng sản chặn đánh gãy chân đứt dây chằng và phải phẫu thuật tại vào năm 2016, đến khi bị bắt vết thương vẫn chưa lành.

Bởi vì anh sẽ bị chế tài thôi, cái này là cái rất quan trọng và rất thực tế và tôi vẫn hỏi tại sao Hoa Kỳ chưa áp dụng luật này với Việt Nam, thì đó lại quay lại câu hỏi giữa địa chính trị, an ninh khu vực và vấn đề nhân quyền, cái nào là ưu tiên đối với họ.”

‘Thủ tục yêu cầu hành động’

Liên quan các động thái từ EU về nhân quyền với Việt Nam mới đây, một nhà phân tích và quan sát chính trị Việt Nam từ Hà Nội trong dịp này nêu bình luận:

Việc mà 64 vị nghị sỹ của nghị viện châu Âu làm thư yêu cầu, gửi cho ông Josep Borrell Fontelles – Đại diện Cấp cao về Đối ngoại và Chính sách An ninh / Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, đồng gửi tới ông David Sassoli – Chủ tịch Nghị viện Châu Âu và nhiều quan chức khác của EU và yêu cầu ba điểm liên quan chính phủ Việt Nam bắt giữ nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, vụ Đồng Tâm và hồ sơ nhân quyền của Việt Nam, là ba yêu cầu về mặt thủ tục để Nghị viện châu Âu trả lời cho họ và có hành động” Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc Viện nghiên cứu Iseas-Singapore nói với BBC hôm 30/9.

Hành động thứ nhất là Nghị viện châu Âu cần giải thích quan điểm của mình, thứ hai là có một yêu cầu lập ra một cơ quan quan sát về việc thực hiện các quy chế về nhân quyền mà theo việc thực hiện hiệp định tự do thương mại EU-Việt Nam (EVFTA).

Đây là một bước thủ tục nhưng chắc rằng trong một thời gian ngắn tới đây Nghị viện châu Âu sẽ phải có câu trả lời bằng hành động theo các yêu cầu của 64 vị nghị sỹ này.

Theo tôi đây là một động thái rất mạnh, mà lần đầu tiên có một động thái mạnh như thế đối với việc bắt giữ người của chính quyền Việt Nam, đối với trường hợp của ông Phạm Chí Dũng và đối với các sự việc xảy ra quanh vụ Đồng Tâm.”

Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Nhóm Công tác Liên Hợp Quốc về Bắt giữ Tùy tiện ra phán quyết vụ Phạm Đoan Trang

>>> Dư luận xã hội qua vụ xử Nhà báo Trương Châu Hữu Danh

>>> Facebooker gây nhiều tranh cãi Nguyễn Phương Hằng bị nhà báo kiện

Báo Anh: Gốc thuyền nhân từ Sài Gòn khiến Priscilla Chan ‘giữ nền đạo đức cho Mark Zuckerberg’


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023