Phan Văn Mãi kiêm nhiệm 2 chức vụ lớn, Nguyễn Văn Nên hãy coi chừng

Link Video: https://youtu.be/U0Kd9ft-GpE

Ông Phan Văn Mãi là nhân vật đang lên, ngày 1/6 ông được điều động từ bến tre về làm phó bí thư thường trực TP. HCM. Và từ ngày 24/8 ông Mãi thay Nguyễn Thành Phong làm chủ tịch UBND Thành Phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên, có một điều mà nhiều người ít để ý, đó là ông Phan Văn Mãi không hề từ chức phó bí thư thường trực TP. HCM. Đây là điều chưa từng có. Chỉ cần nắm một trong 2 chức thì quyền uy đã rất lớn, đằng này, Phan Văn Mãi nắm cả 2 chức.

Ngày 1/6, Bộ Chính trị phân công ông Phan Văn Mãi – ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre – làm phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025. Đây là điều mà tin tức nội bộ đã biết trước, nghĩa là việc cơ cấu ông Phan Văn mãi đã bị rò rỉ. Điều đáng nói là người phân bổ ông Mãi về TP. HCM không phải là trưởng ban tổ chức Trung Ương – Trương Thị Mai mà là thường trực ban bí thư Võ Văn Thưởng. Đây là điều mà trước giờ chưa xảy ra. Thường trực ban bí thư được xem là phó tổng bí thư. Ông Phan Văn mãi được một phó tổng bí thư trực tiếp sắp xếp ghế thì đủ thấy, Bộ Chính Trị xem ông Phan Văn Mãi quan trọng như thế nào.

Để dọn đường cho ông Phan Văn về TP. HCM thì trước đó, ngày hôm 4/5, Bộ Chính trị đã có quyết định phân công, chỉ định ông Trần Lưu Quang – phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM – làm bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 – 2025 để dọn đường.

Nhiều tờ báo uy tín cho rằng, việc điều động ông Phan Văn Mãi là một phần trong diễn tiến kiện toàn nhân sự lãnh đạo tại thành phố lớn nhất Việt Nam.

Trước ngày 4/5 có 3 ủy viên trung ương đảng, đều gốc miền Nam, là ứng viên hàng đầu cho hai vị trí ở TPHCM. Đó là các ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Nguyễn Văn Thể và Phan Văn Mãi. Tuy nhiên việc để tên những nhân vật kia lọt ra ngoài đó là một chiêu trò làm nhiễu loạn thông tin của ĐCS, thực tế ông Nguyễn Văn Thể với ông Nguyễn Hồng Lĩnh chỉ là quân xanh, nhân vật quan trọng nhất trong cuộc tranh giành quyền lực ấy chính là ông Phan Văn Mãi chứ không ai khác.

Ông Phan Văn mãi

Thâu tóm quyền lực

Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân TP.HCM ngày 24/8, các đại biểu đã bỏ phiếu bầu ông Phan Văn Mãi giữ chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM. Thực chất của việc bỏ phiếu này chỉ là hình thức, ông Phan Văn Mãi đã được Bộ Chính Trị chỉ định thay thế ông Nguyễn Thành Phong từ trước đó.

Cũng tại kỳ họp đó, Hội đồng nhân dâb TP.HCM tiến hành bỏ phiếu miễn nhiệm chức danh Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Thành Phong. Để dọn đường cho ông Phan Văn Mãi ngồi vào chiếc ghế thứ nhì, trước đó, ngày 20.8, Bộ Chính trị có quyết định điều động ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM giữ chức Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Ông Phan Văn Mãi chỉ mới đảm nhiệm trọng trách phó bí thư thường trực được 2 tháng 23 ngày là ông loại được Nguyễn Thành Phong. Hậu thuẫn cho Phan Văn Mãi chính là Bộ Chính Trị, nên Nguyễn Thành Phong không có cửa tranh giành với Phan Văn Mãi chức chủ tịch nếu Phan Văn Mãi muốn.

Ông Phan Văn Mãi năm nay chỉ mới có 48 tuổi, quê Huyện Giồng Trôm, Bến Tre. Ông Mãi trưởng thành từ phong trào đoàn cơ sở, trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau tại Trung ương và địa phương. Ông Mãi từng giữ chức Bí thư Tỉnh đoàn Bến Tre, Bí thư Trung ương Đoàn rồi Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Năm 2014, Trung ương luân chuyển ông Mãi trở lại Bến Tre để đào tạo, thử thách trên cương vị Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Tại địa phương quê nhà, ông giữ các chức vụ Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre, Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre rồi Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre.

Ông Mãi là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII và khóa XIII; đồng thời là Trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM khóa XV.

Hiện nay Thường trực Thành ủy TP.HCM gồm Bí thư là ông Nguyễn Văn Nên và 3 Phó bí thư: ông Phan Văn Mãi, bà Nguyễn Thị Lệ (Chủ tịch HĐND TP.HCM) và ông Nguyễn Hồ Hải. Theo quy định, Thành ủy TP.HCM có Bí thư và 4 Phó bí thư nhưng ông Phan Văn Mãi lại một mình ôm hết 2 chức phó quyền lực nhất.

Bí ẩn bản thân ông Phan Văn Mãi

Ông Phan Văn Khải, thường gọi là Sáu Khải, là Thủ tướng thứ năm, qua hai nhiệm kỳ, từ 1997 đến 2006. Ông có hai người con, một trai một gái.

Con trai ông Khải tên là Phan Minh Hoàn, hay còn gọi là Hoàn Ty vốn là một sỹ quan công an, chuyển sang kinh doanh. Sau khi ra kinh doanh, con trai ông Khải là một doanh nhân thành đạt nhờ tên tuổi của cha. Tuy nhiên, có tin đồn là Hoàn Ty dính đến một vụ rắc rối với con trai ông Phạm Thế Duyệt – Phạm Văn Hưng cũng là công an nên cậu này xem như không còn cơ hội lên cao được.

Ông Hoàn Ty không theo đuổi sự nghiệp chính trị mà thích làm kinh tế, kinh doanh nhà hàng, khách sạn, vũ trường. Một nghề mà chỉ có giới có máu mặt mới kinh doanh được.

Ông Hoàn Ty có một em gái kém ông mấy tuổi. Cô này có bệnh động kinh. Nói chung cả 2 đứa con chính thức của ông Phan Văn Khải không thể theo sự nghiệp chính trị được.

Ông Phan Văn Khải không giàu có như ông Nguyễn Tấn Dũng, tuy nhiên con trai ông kinh doanh ngành nhà hàng, khách sạn, vũ trường thu lợi không phải là nhỏ. Và khi ông Phan Văn khải về hưu, xem như ông không có con trai nối nghiệp chính trị của canh mình. Tuy nhiên, mới đây, khi mà ông Phan Văn mãi từ tỉnh bến tre về TP. HCM, chỉ trong 2 tháng 23 ngày mà ông này đã nắm 2 chức vụ phó bí thư quyền lực nhất thành phố thì làm co người ta đặc dấu hỏi, ông Phan Văn Mãi là ai? Và không thể giấu, khuôn mặt ông Phan Văn Mãi giống ông Phan Văn Khải đến 90%. Từ hàm răng, đến khuôn mặt, đến nụ cười giống nhau như đúc, trong khi đó ông Phan Minh Hoàn thì lại chẳng giống gì ông Phan Văn Khải. về hình dáng đã không giống mà tính cách lại càng không giống. Không có khả năng làm chính trị, mặc dù ông Hoàn Ty có rất nhiều điều kiện để làm.

Cho đến nay, chính quyền không thừa nhận Phan Văn mãi là ai nhưng về sự giống nhau đến lạ kỳ giữa hai con người này không thể không làm mọi người nghi ngờ về gốc gác của ông Phan Văn mãi.

Không ai có tiềm lực chính trị mạnh đến mức, chỉ trong 2 tháng 23 ngày lại Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM trở thành Chủ tịch UBND TPHCM. 2 tháng 23 ngày chuẩn bị lấy một ghế là chuẩn bị thế nào? Ngoại trừ ông Phan Văn Mãi có gốc gác quá lớn.

Việc điều chuyển công tác cấp lãnh đạo thành phố lớn nhất đất nước về kinh tế và dân số khá đột ngột nó cho thấy, quyền lực đỡ đầu cho ông Phan Văn Mãi rất mạnh.

Nguyễn Thành Phong nhận công tác mới ở Hà Nội có lý do gì đấy mà ĐCS không tiện nói ra. Trong lúc chống dịch rất căng thẳng mà vẫn thay ngựa giữa dòng, trong khi đó ông Nguyễn Thành Phong không làm gì tiêu cực cả. Nếu nói ông Phong yếu kém trong công tác chống dịch thì cả ông thủ tướng Phạm Minh Chính vẫn yếu chứ không riêng gì một mình ông Nguyễn Thành Phong.

Nguyễn Văn Nên hãy coi chừng

Một con người chỉ cần 2 tháng 23 ngày lấy được chức chủ tịch thành phố lớn nhất nước thì ông Nguyễn Văn Nên cũng cần phải dè chừng. Từ chức chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh mà lên chức bí thư thành ủy thành phố là không mấy hồi.

Thế lực đứng sau lưng Phan Văn mãi rất mạnh. Chỉ cần ông Phan Văn mãi được bầu vào Bộ Chính Trị giữa nhiệm kỳ thì xem như ghế ông Nguyễn Văn Nên sẽ lung lay. Mới đây, kết thúc hội nghị trung ương 4 nhưng Bộ Chính Trị cũng không chọn người ngồi vào chức phó bí thư thành ủy thành phố thì cũng xem như, ông Phan Văn Mãi kiêm nhiệm cả 2 chức vụ trại TP. HCM.

Làm chính trị mà được một nhóm người trong Bộ Chính Trị ủng hộ là tiến rất xa, dù cho người đó có bất tài thế nào thì cũng khó có ai đánh đổ được họ. Đặc tính của DDCS là thế, số một vẫn là hậu duệ, số hai là quan hệ, số ba là tiền tệ, và cuối cùng mới là trí tuệ.

Nguyễn Văn Nên cần cẩn thận với người phó đang lên

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Trở về với máu, nước mắt và buồn tủi

>>> Ban Chấp hành Trung ương đảng không… tính chính phủ không biết… tính!

>>> Chống quan chức suy thoái và nguy cơ “quyền lực tuyệt đối”

‘Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng’


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023