Xuống âm phủ Phùng Quang Thanh vẫn còn ganh đua Trần Đại Quang?

Link Video: https://youtu.be/lUMzLQiiu-w

Đám tang ông Phùng Quang Thanh không được tổng bí thư đến viếng, và không được cho an táng tại nghĩa trang mai dịch là một tín hiệu không hay. Một con người từng là ủy viên bộ chính trị mà bị an táng một nơi lạc lõng thì thế nào cũng bị người đời dèm pha. Chính vì thế, để lấy lại uy tín thì chỉ có thể xây lăng tẩm đồ sộ mới gỡ gạt được.

Về tiền thì gia đình ông Phùng Quang Thanh không thiếu, vậy nên việc xây một khu lăng tẩm to đùng để che đậy những đối xử tệ bác của ĐCS dành cho ông Thanh là cần thiết. Đó thuộc về danh dự của một gia tộc.

Việc thi hài ông cựu bộ trưởng Quốc phòng không an táng ở nghĩa trang Mai Dịch, mà chôn ở nghĩa trang xã thì rõ ràng đây là sự sỉ nhục ghê gớm đối với ông cựu bộ trưởng thất sủng. Với xe làm đường, xe rải nhựa hoành tráng, hứa hẹn một khu lăng mộ đồ sộ giống cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Báo đảng cho hay, lễ tang theo nghi thức cấp Nhà nước đối với ông Phùng Quang Thanh, cựu bộ trưởng Quốc phòng, sẽ diễn ra hôm 15 tháng 9. Theo đó, thi hài ông này được an táng vào chiều cùng ngày tại nghĩa trang xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, ở Hà Nội.

Ông Thanh, hưởng thọ 72 tuổi, vốn là ủy viên Bộ Chính trị và mang hàm đại tướng, nên đủ tiêu chuẩn để có một suất mai táng ở nghĩa trang Mai Dịch, nơi chuyên chôn cán bộ cấp cao. Có lẽ do sợ dư luận dị nghị và rút kinh nghiệm về những lần đưa tin về hậu sự của ông Võ Nguyên Giáp và Trần Đại Quang, truyền thông nhà nước không cho biết chi tiết về quy mô nơi xây mộ tướng Phùng Quang Thanh.

Báo đảng trước đó cho hay, ông  Phùng Quang Thanh, cựu Bộ trưởng Quốc phòng, qua đời tại nhà riêng sau một thời gian mắc bạo bệnh. Đáng lưu ý, trong lúc truyền thông nhà nước dành nhiều mỹ từ ca ngợi binh nghiệp của vị cựu bộ trưởng, công luận nhắc lại những phát ngôn gây tranh cãi và di sản không đáng tự hào, phong tướng cho hàng trăm người của ông này khi còn tại vị.

Lăng mộ ông Trần Đại Quang

Chết muốn nằm lăng

Càng lên ngôi cao thì càng muốn biến mình thành vua, thành chúa như ngày xưa. Đấy là một trong những sự thất bại của chủ nghĩa Cộng sản ở Việt Nam. Ngay cả một ông quan thất sủng cũng muốn khi chết cũng nằm trong lăng như lãnh tụ CS thì đủ hiểu bệnh quan liêu của quan chức CS còn nặng nề hơn quan chức thời phong kiến. Tương phản với các bài ca ngợi trên báo đảng, Phùng Quang Thanh trong mắt công luận là vị bộ trưởng Quốc phòng thân Trung Quốc. Dù có xây lăng mộ hoành tráng thì con người ông cũng chẳng có giá trị gì trong lòng dân.

Nghi thức lễ an táng thì rất long trọng, tuy nhiên về thực chất thì đó chỉ là hình thức. Nếu không tổ chức long trọng thì lời đồn về một ông tướng thất sủng lại bùng lên, đó là điều mà gia đình ông Phùng Quang Thanh không muốn. Và với lăng mộ thật to thì không ai lại nghĩ Phùng Quang Thanh là ông tướng thất sủng. Đó là hình thức che đậy, gia đình ông cựu Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng đã dùng tiền để che đậy cái ô danh.

Ông Thanh vốn là ủy viên Bộ Chính trị hai khóa X, XI và mang hàm đại tướng, nên đủ tiêu chuẩn để có một suất mai táng ở nghĩa trang Mai Dịch, nơi chuyên chôn cán bộ cấp cao của CSVN. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ông Thanh bị từ chối nằm cùng đồng chí, đồng đội trong lúc một suất ở Mai Dịch lâu nay vốn là niềm tự hào của nhiều gia đình quan chức, Đảng viên ở Hà Nội.

Thảm nhựa đường con đường vào khu lăng mộ ông Phùng Quang Thanh

Phải bằng Trần Đại Quang mới được?

Ông Trần Đại Quang là người đi sau mà đến đích trước. Về phần sự nghiệp chính trị, ông Trần Đại Quang vào Bộ Chính Trị sau ông Phùng Quang Thanh một khóa, tuy nhiên ông Trần Đại Quang thì lại vào tứ trụ còn ông Phùng Quang Thanh thì không. Khi leo lên được chức chủ tịch nước, ông Trần Đại Quang đã là người thành công hơn ông Phùng Quang Thanh. Tuy nhiên sau đó, ông Trần Đại Quang lại chầu Diêm Vương sớm hơn. Đấy lại là lần đến đích sớm hơn của ông Quang nhưng là cái đích mà ai cũng tránh.

Ông Trần Đại Quang khi chết là đương kim chủ tịch nước, chức vị cao hơn ông Phùng Quang Thanh. Và gia đình ông Quang cũng xây khu lăng mộ cho ông Quang đến 5,5 ha. Ông Phùng Quang Thanh cũng sẽ được xấy lăng, nhưng chưa biết xây lớn hơn hay nhỏ hơn lăng của ông Trần Đại Quang. Theo nguồn tin riêng cho biết, thì lăng mộ dự kiến cho ông Phùng Quang Thanh là 2,5 ha, ít hơn một nửa so với lăng ông Trần Đại Quang. Đấy là cái thua thứ nhất, tuy nhiên về quy mô công trình thì như thế nào nên chưa thể khẳng định lăng ông Phùng Quang Thanh nhỏ hơn lăng ông Trần Đại Quang. Biết đâu diện tích xây dựng thì nhỏ nhưng công trình thì hoành tráng hơn thì sao?

Có lẽ do sợ dư luận dị nghị và rút kinh nghiệm về những lần đưa tin về hậu sự của Võ Nguyên Giáp và Trần Đại Quang, truyền thông nhà nước không cho biết chi tiết về quy mô nơi xây mộ Phùng Quang Thanh.

Theo nguồn tin cho biết, đó là nghĩa trang riêng của gia đình ông Phùng Quang Thanh, nằm cạnh nghĩa trang của xã, đã được xây dựng trước đây nhiều năm, rất to và đẹp. Cứ như là gia đình ông Phùng Quang Thanh đã chuẩn bị xây lăng cho ông Thanh từ lâu.

Chọn lựa của ông Thanh được cho là cạnh tranh với ông Trần Đại Quang, gia đình ông này từ chối chuyện hậu sự ở Mai Dịch để xây lăng mộ riêng.

Lãng phí tiền dân

Thực ra những lăng mộ to như vậy chỉ là làm cho dân mất đất canh tác, tốn tiền dân vô ích. Luật pháp có quy định về diện tích dành cho mộ rồi, chỉ chừng 3 m2. Tuy nhiên nhà nước CS thì vẫn dẫm đạp trên luật mà đi. Mộ Trần Đại Quang có chiều dài của khu mộ dọc theo con mương kè đá trên dưới 600 mét, còn chiều rộng kéo từ bờ mương đến phần tiếp giáp ruộng lúa thì khoảng 100 mét. Tính khiêm tốn thì khu mộ Chủ tịch nước rộng khoảng 55.000 mét vuông. Tức là 5 héc ta rưỡi.

Một người sống trong lòng dân, thì thậm chí chẳng cần phải có mộ. Người dân thường chỉ cần ba mét vuông. Một vị chủ tịch nước, nếu nhân số đó với 100 lần, tức là khoảng 300 mét vuông, đã là một con số kinh hoàng. Nhất là vị chủ tịch nước ấy từng thề suốt đời phấn đấu cho lý tưởng Cộng sản, chiến đấu, hy sinh cho nhân loại, cho giai cấp cần lao, không màng vinh hoa, bổng lộc! Sống đã thế, chết về với cát bụi lại càng phải giản dị. Sống đã hy sinh vì dân, lo trước dân, hưởng sau dân, thì chết đi lẽ nào, như những lời đồn đại, chỉ vì ngôi mộ mà khiến hàng trăm người dân, vĩnh viễn qua các đời, không có đất cấy trồng.

Điều này chỉ báo rằng những người lãnh đạo Cộng sản hiện nay trí tuệ rất thấp, nhân cách văn hóa không có gì nên mới hành xử như vậy. Không chỉ riêng vụ ông Trần Đại Quang, mà chế độ này, cái nền văn hóa cộng sản này nó thúc đẩy người ta càng đi tới cái siêu phong kiến.

Càng lên ngôi cao thì càng muốn biến mình thành vua, thành chúa như ngày xưa. Điều này để lại tiếng xấu, gieo vào trong lòng người hình ảnh xấu. Đấy là một trong những sự thất bại của chủ nghĩa Cộng sản ở Việt Nam. Nó không tạo dựng được những con người của văn hóa, văn minh, hiện đại, dân chủ mà nó đưa con người đi tới thụt lùi, thoái hóa, trở về với vua chúa phong kiến độc tài độc quyền, tàn ác ngày xưa.

Đây là một nghịch lý trong xã hội Việt Nam hiện nay. Một bên thì lãnh đạo, những người tự nhận là “đầy tớ của nhân dân” nhưng lại chễm chệ như vua chúa, còn một bên là số đông người dân vẫn còn nghèo khổ, không đủ ăn, và trẻ em nhiều nơi không được tới trường.

Trong những ngày dịch Covid 19 quần thảo dữ dội, dân chết đến vạn rưỡi và hàng ngàng trẻ em mồ côi, hàng triệu dân nghèo không có tiền cho ngày hai bữa. Ấy vậy mà quan to xây lăng tẩm thì có thể nói, không còn gì khốn nạn bằng.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Lại xe đông lạnh nhét người, Phạm Minh Chính cần đền tội

>>> Hội đồng Lý luận TW ‘tiếp tục rút ra các bài học kinh nghiệm’ cho Việt Nam

>>> Sự hỗn loạn do COVID-19 châm ngòi cho những căm phẫn tại Việt Nam

Tất Thành Cang hầu tòa, Hải, Quân, Đua đang “run như cầy sấy”


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023