Nguyễn Phú Trọng bị liệt vào danh sách “kẻ thù của tự do báo chí lớn nhất thế giới” năm 2021

Công bố của Tổ chức Phóng viên không biên giới hôm 5.7.2021

Hôm nay ngày 5-7-2021, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) công bố danh sách mới về những “kẻ thù của tự do báo chí lớn nhất thế giới”. Danh sách bao gồm 37 nguyên thủ quốc gia và đứng đầu chính phủ, những người thể hiện sự đàn áp tàn bạo đối với quyền tự do báo chí một cách đặc biệt quyết liệt.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bị liệt vào danh sách này trong những năm trước và ông tiếp tục có mặt trong danh sách năm 2021. Sau đây là bản dịch:

NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944

VIỆT NAM, xếp hạng tự do báo chí năm 2021: hạng thứ 175 trên 180 nước

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ ngày 19 tháng 01 năm 2011

KẺ THÙ CỦA TỰ DO BÁO CHÍ KỂ TỪ KHI NHẬM CHỨC

– PHƯƠNG PHÁP: Chế độ toàn trị cổ lỗ

Nguyễn Phú Trọng biết rõ báo chí – ít nhất là báo chí Việt Nam – vì bản thân ông cũng là một nhà báo trong nhiều năm. Việt Nam có hàng nghìn tờ báo, tạp chí, kênh truyền hình và cổng tin tức, nhưng chỉ có một Tổng Biên tập, đó là người đứng đầu Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (KPV), cơ quan trực thuộc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trọng là một cán bộ lãnh đạo cốt cán của Đảng CSVN, ông trở thành Chủ tịch Quốc hội năm 2006 và 5 năm sau đó được bầu làm người đứng đầu Bộ Chính trị. Tuy nhiên, “đồng chí Nguyễn” cũng là một kẻ thủ đoạn đáng sợ, sử dụng các phương pháp xảo quyệt (Machiavellian) để thực hiện đường lối bảo thủ của mình trong Nhà nước độc đảng và theo đuổi một phiên bản nguyên thủy của chủ-nghĩa-đảng-toàn-trị. Khi bắt đầu nhiệm kỳ Tổng Bí thư thứ hai kéo dài 5 năm của ông Trọng vào năm 2016, các ấn phẩm lý luận phản ánh truyền thống các tranh luận về tư tưởng và thực dụng trong đảng đã được đưa vào khuôn phép một cách triệt để. Đồng thời, Trọng thiết lập bộ máy trấn áp không nhân nhượng để đối phó với một Xã-hội-dân-sự ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là về việc tìm kiếm thông tin đáng tin cậy trên mạng Internet. Cho mục đích này, ông ta sử dụng bộ máy công an và tư pháp phục vụ ông ta. Để trấn áp các blogger và nhà báo độc lập, ông ta dùng một số điều khoản của Bộ luật Hình sự trừng phạt những người dám “lạm dụng các quyền tự do dân chủ”.

– MỤC TIÊU TRỌNG TÂM: Những người phản đối tuyên truyền

Internet là nơi thích hợp để phổ biến thông tin độc lập và các quan điểm đi lệch khỏi đường lối của Đảng, hiện là mục tiêu trọng tâm của các cuộc tấn công của Nguyễn Phú Trọng – chính xác hơn là bởi Lực lượng 47, một đơn vị tác chiến mạng mà dưới quyền ông ta. Các mục tiêu tấn công chính yếu là các blogger và các nhà bất đồng chính kiến ​​trên mạng, những người đã đăng rất nhiều trên Internet từ đầu những năm 2010 và họ bị bắt giữ hàng loạt từ năm 2016 với các bản án tù dài hạn. Hơn 30 người trong số họ hiện đang bị giam cầm trong những điều kiện khắc nghiệt. Chế độ của Trọng cũng đặt vào tầm nhắm các nhà báo, mà họ bắt đầu sự nghiệp giống như ông Trọng là nhà báo của các phương tiện truyền thông chính thức, nhưng khác với ông ta, họ không có thể chịu đựng việc tiếp tục tụng niệm lại sự tuyên truyền của Bộ Chính trị và để thay thế nó, họ vận động cho một nền báo chí tự do. Một số người trong thành phần này đã bị bắt trong một làn sóng bắt bớ kể từ năm 2020, trong đó có bà Phạm Đoan Trang, người đoạt Giải Tự do Báo chí năm 2019 của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF).

– ĐƯỜNG LỐI CHÍNH THỨC: Đấu tranh chống lại đa nguyên đa đảng

“Dưới sự lãnh đạo của tôi, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thề kiên quyết tiếp tục đấu tranh chống biểu hiện đa nguyên chính trị”. (bài phát biểu tại Đại hội ĐCSVN ngày 26.01.2021)

Nguồn:
https://www.reporter-ohne-grenzen.de/feinde/2021

https://www.reporter-ohne-grenzen.de/fileadmin/Redaktion/Downloads/Feinde_der_Pressefreiheit/RSF_Feinde_der_Pressefreiheit_2021.pdf 

Kasse animation 7.8.2023