Ai đã thảo bản tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh?

Ai là người soạn thảo bản tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh đọc vào ngày 30-4-1975?

Sự thật này tưởng chừng rõ ràng nhưng lại là có trở nên mập mờ vì lời kể khác nhau giữa những người có mặt tại thời khắc lịch sử ngày 30-4-1975.

Trước đây báo chí ghi rằng người soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng cho ông Dương Văn Minh đọc là Đại úy Phạm Xuân Thệ theo những thông tin mà ông Phạm Xuân Thệ, nay đã là Trung tướng, nói với Thông tấn xã Việt nam.

Tuy nhiên theo bộ phim “Sự thật trưa 30/4/1975” vừa được trình chiếu hôm 15/5/2021 và nhiều bài báo khác thì người soạn thảo văn bản này là Trung tá Bùi Văn Tùng, chính ủy lữ đoàn xe tăng 203, ông Bùi Văn Tùng cũng là người thay mặt Quân giải phóng miền Nam chấp nhận đầu hàng của phe đối lập sau khi ông Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng trên Đài phát thanh.

Mặc dù trước khi quân đội miền Bắc Việt nam tiến vào Dinh Độc lập, thì vào lúc 9h30 phút, tuyên bố đơn phương đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh đã được phát đi:

Tôi, Tổng thống Dương Văn Minh. Đường lối, chủ trương của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu người Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa hãy bình tĩnh, ngưng nổ súng và ở đâu (thì) ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng. Chúng tôi ở đây chờ gặp Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận về lễ bàn giao chánh quyền trong vòng trật tự, tránh sự đổ máu vô ích của đồng bào.”

Lữ đoàn 203 mà ông Bùi Văn Tùng làm chính ủy, có hai chiếc xe tăng 843 và 390 đã húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập vào lúc 10 giờ 45 phút ngày 30-4-1975.

Sau đó nhóm bộ binh của Đại úy Phạm Xuân Thệ cũng tiến vào Dinh Độc lập để bắt giữ và áp giải Tổng thống Dương Văn Minh qua Đài phát thanh, đi cạnh ông Dương Văn Minh cũng có mặt Trung tá Bùi Văn Tùng. Ông Tùng là người có cấp bậc cao nhất tại hiện trường khi ấy.

Ảnh: Tổng thống Dương Văn Minh đang bị áp giải sang Đài phát thanh tại Dinh Độc Lập trưa ngày 30-4-1975

Hiện tại đang có hai luồng dư luận đối lập nhau giữa một bên là Tổng Cục Chính trị thuộc bên Quân đội bảo vệ cho ông Phạm Xuân Thệ và tranh luận giữa các nhóm Cựu Chiến Binh cũng trở nên gay gắt, đòi hỏi Ban tuyên giáo Trung ương phải vào cuộc để đinh hướng dư luận.

Nhóm cựu chiến binh bảo vệ cho Trung tá Bùi Văn Tùng gọi ông Phạm Văn Thệ là “Lý Thông” chiếm công người khác, trong khi nhóm cựu chiến binh phe Phạm Xuân Thệ gọi nhóm làm phim “Sự thật trưa 30/4/1975” của đạo diễn Phạm Việt Tùng là “NHÓM TÁC GIẢ MANG TƯ TƯỞNG CHỐNG PHÁ CHẾ ĐỘ”.

Mới nhất, hôm qua Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân đã gửi công văn đến Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu cấm chiếu và cấm lưu  hành phim “Sự thật trưa 30/4/1975“. Tuy nhiên bộ phim này hiện đang được loan truyền rộng rãi trên Facebook.

Ông Phan Trí Đỉnh, sinh năm 1951 là một Cựu chiến binh đã viết trên Facebook của mình rằng:

Phạm xuân Thệ là thằng tranh công có truyền thống, có bề dày “thành tích” ăn gian.

Chuyện 30/4 ở Sài gòn là từ lâu rồi – mà gần đây cả cái Viện Lịch sử Quân sự không dám há mồm chuyện 17/2/1979 Trung quốc xâm lược nước ta, chuyện 14/3/1988 Trung quốc tàn sát chiến sỹ ta ở Trường sa…

Thằng Thệ thì có chuyện này: Mấy năm trước có một nhóm người vô lương tâm, mất bản chất anh bộ đội lập Hội chiến sỹ Thành cổ Quảng trị 1972 mà tuyệt đại đa số người trong BCH lại không phải người tham gia chiến đấu tại Thành cổ. Chỉ có một người là đúng còn những người khác là ăn gian thành tích, máu xương chiến sỹ. Cầm đầu là một thằng không đi bộ đội một ngày nào – LÊ XUÂN TÁNH – và phó chủ tịch thường trực là thằng Lý Thông PHẠM XUÂN THỆ.

Ảnh: ảnh cắt trong video cho thấy Đại úy Phạm Xuân Thệ đi bên trái Tổng thống Dương Văn Minh và Trung tá Bùi Văn Tùng đi bê phải Tổng thống Dương Văn Minh

Khi Thệ cho treo biển của hội lên văn phòng là nhà riêng của Thệ thì bọn tôi kéo nhau đến nhà Thệ, gọi nó ra chất vấn:

“Mày có dính ngày nào ở thành cổ đâu mà dám làm những việc như thế này. Mày ăn gian thành tích của anh Bùi Văn Tùng ngày 30/4 rồi, đến giờ mày lại tiếp tục ăn gian xương máu lính thành cổ nữa à? Hẹn cho mày trong 24 tiếng phải hạ cái biển xuống không đừng trách chúng tao khi chúng tao quay lại”

Hôm sau cái biển ấy được hạ xuống chở sang Mê linh, còn cái hội ấy chúng tôi đấu tranh với tay Lê Vĩnh Tân để giải tán.” Ông Phan Trí Đỉnh kể lại.

Tại TP.HCM, trong nhiều dịp kỷ niệm 30-4, ông Bùi Văn Tùng thường xuất hiện như một nhân chứng lịch sử.

Ông được nhiều trường học và cơ sở Đoàn mời đến nói chuyện về khoảnh khắc lịch sử ấy. Có rất nhiều chương trình truyền hình, cả trăm bài báo nói về vị đại tá về hưu người Đà Nẵng này.

Ông được biết đến như một sĩ quan cao cấp nhất có mặt tại dinh Độc Lập trưa 30-4-1975. Ông khẳng định vô số lần rằng chính ông đã thảo bản tuyên bố đầu hàng cho tổng thống Dương Văn Minh, và chính ông cũng đã đại diện cho quân giải phóng miền Nam chấp nhận sự đầu hàng đó tại đài phát thanh.

Nhưng từ năm 1985, ông Phạm Xuân Thệ bắt đầu xuất hiện trên báo chí và các cuộc hội thảo, cũng với tư cách một nhân chứng lịch sử và cũng khẳng định chắc nịch rằng chính ông đã trực tiếp thảo văn bản nói trên.

Chúng ta hãy đọc một đoạn hồi ức của trung tướng Phạm Xuân Thệ trên VietnamNet cách đây vài hôm: “…Tôi đến cửa, toàn bộ nội các của họ đứng dậy chào. Vẻ mặt ai cũng bồn chồn lo lắng, có người lúng túng sợ sệt. Tổng thống Dương Văn Minh chậm rãi: “Biết quân giải phóng đã vào thành phố, nội các chúng tôi đang chờ các ông để bàn giao”.

Tôi nói dứt khoát: “Các ông phải đầu hàng vô điều kiện. Yêu cầu tất cả xếp hàng đôi ra khỏi ngôi nhà này”. Tổng thống Dương Văn Minh khẩn khoản: “Chúng tôi xin được ở đây. Ra ngoài bây giờ không an toàn”.

Tôi ra lệnh: “Các ông phải ra ngay đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện”. Sau đó tôi đưa ông ra đài phát thanh.

Tôi thảo bản tuyên bố: “Tôi – Dương Văn Minh – tổng thống chính quyền Sài Gòn, tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước sức mạnh của quân giải phóng miền Nam Việt Nam.

Tôi kêu gọi chính quyền từ trung ương đến địa phương giải tán toàn bộ, trao lại cho quân giải phóng miền Nam Việt Nam”.

Ông ta phản đối chữ “tổng thống”, đòi đổi thành “đại tướng”, tôi không chịu: “Đã nhận chức tổng thống mới một ngày hay một giờ ông cũng là tổng thống”.

Đó cũng là nội dung tướng Phạm Xuân Thệ kể lại cho các nhà báo nhiều năm qua. Rất tiếc là lời tuyên bố đầu hàng mà ông Thệ cho rằng ông viết lại không khớp với nội dung ông Dương Văn Minh tuyên bố trên đài.

Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là những chuyện ông Thệ khẳng định do ông làm cũng là những chuyện ông Tùng khẳng định do ông Tùng làm. Cả hai ông đều cho rằng chính mình đã chấp bút bản tuyên bố đầu hàng. Vậy bản thảo đâu?

Đại tá Bùi Văn Tùng trả lời Tuổi Trẻ: “Do không ý thức được giá trị của nó, nên tôi đã vò bản thảo và đút vào túi quần. Sau đó, tôi đã trao lại cho cán bộ chính trị quân đoàn theo yêu cầu của họ”.

Trung tướng Phạm Xuân Thệ trả lời Tuổi Trẻ: “Bản thảo đó tôi đút vào túi áo. Khi xong việc ở đài phát thanh, quay về đơn vị để tắm rửa, giặt giũ, thay quân phục, tôi quên lấy bản thảo này ra nên đã mất luôn”.

Một bản thảo duy nhất lại có thể vừa nằm trong túi quần chính ủy lữ đoàn, lại vừa nằm trong túi áo đại úy trung đoàn phó? Thật vô lý. Nhưng điều vô lý đó cứ kéo dài như thế, rồi trở thành cuộc tranh cãi gần đây.

Không ai chịu ai!

Trước dư luận như vậy, cơ quan chức trách thuộc Bộ Quốc phòng đã làm gì? Ngày 17-1-2006, sau ba tháng nghiên cứu, lãnh đạo Viện Lịch sử quân sự đã thông báo “kết quả nghiên cứu, khảo sát những vấn đề chưa thống nhất xung quanh sự kiện đánh vào dinh Độc Lập”. Trong cuộc họp báo tại Hà Nội, thiếu tướng Trịnh Vương Hồng không coi đây là “kết luận”, mà chỉ là “thông báo kết quả nghiên cứu”. “Thông báo” đó tóm tắt như sau:

– “Việc bắt tổng thống Dương Văn Minh cùng nội các ở phòng họp dinh Độc Lập và áp giải Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu sang đài phát thanh” là của một số cán bộ chiến sĩ trung đoàn 66 do đại úy Phạm Xuân Thệ chỉ huy.

– Đại úy Phạm Xuân Thệ cùng cán bộ trung đoàn 66 đã tổ chức soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh. Văn bản đang được soạn thảo thì trung tá chính ủy Bùi Văn Tùng mới xuất hiện, và sau đó cùng tiếp tục thảo và hoàn chỉnh lời tuyên bố đó.

Ảnh: bức ảnh lịch sử hiếm hoi cho thấy Tổng thống Dương Văn Minh ngồi bên phải và người ngồi bên trái là nhà báo Tây Đức Börries Gallasch là chứng nhân phương Tây duy nhất ở Dinh Độc Lập thời khắc lịch sử trọng đại sáng 30.4.1975.

Ngay sau khi báo chí đưa tin nội dung cuộc họp báo nói trên, từ TP.HCM, đại tá Bùi Văn Tùng đã lập tức phản ứng. Ông cho rằng “kết luận” đó không khách quan, nghiêng về phía trung tướng tư lệnh Quân khu I Phạm Xuân Thệ và yêu cầu phải tiếp tục làm sáng tỏ sự thật lịch sử.

Không dừng lại đó, những người lính trên chiếc xe tăng nổi tiếng 390 cũng đã lên tiếng phản đối “thông báo” của Viện Lịch sử quân sự với những lời lẽ gay gắt.

Và cuộc “bút chiến” đã nổ ra khi tạp chí Xưa & Nay (thuộc Hội Khoa học lịch sử VN) thực hiện một chuyên đề dài 12 trang về diễn biến ngày 30-4-1975 tại Sài Gòn.

Trong đó, ông Dương Trung Quốc và các tác giả khác đã đưa ra nhiều tư liệu và luận cứ khác, nhằm gián tiếp chứng minh rằng “thông báo” của Viện Lịch sử quân sự là không đầy đủ, không khách quan và chính xác.

Không lâu sau đó, tạp chí Lịch Sử Quân Sự (cơ quan của Viện Lịch sử quân sự) “đáp trả” cũng bằng một chuyên đề nhiều trang về sự kiện này.

Thế còn ý kiến của các nhân chứng có mặt tại Đài phát thanh Sài Gòn vào trưa 30-4 thì sao? Điều đáng nói là các nhân chứng này cũng chia làm hai, và không ai chịu ai!

Như các đồng đội cũ ở trung đoàn 66 bộ binh của trung tướng Phạm Xuân Thệ là thiếu tướng Hoàng Trọng Tình, đại tá Phùng Bá Đam… vẫn cho rằng chính ông Thệ đã tổ chức soạn thảo và chấp bút bản tuyên bố đầu hàng cho tổng thống Dương Văn Minh.

Còn các nhân chứng khác cũng có mặt trong khoảnh khắc lịch sử đó như: nhà báo Kỳ Nhân (lúc đó làm việc cho Hãng AP, người chụp bức ảnh duy nhất tại đài phát thanh), sinh viên Nguyễn Hữu Thái, sinh viên Huỳnh Ngọc Chênh… lại khẳng định người làm việc đó là chính ủy Bùi Văn Tùng. Nhưng tất cả nhân chứng nói trên chỉ có thể dựng lại hiện trường theo trí nhớ của mình.

Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Bầu cử quốc hội xong, Ai sẽ định đoạt số phận Trương Hòa Bình?

>>> Nguyễn Phú Trọng lo bầu cử thất bại, Phan Văn Giang kéo quân đội tiếp ứng

>>> Vì sao trong nhà Trương Châu Hữu Danh có tài liệu mật trong vụ án Hồ Duy Hải?

Bầu cử quốc hội xong, Ai sẽ định đoạt số phận Trương Hòa Bình?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023